Xem sản xuất cà phê đắt nhất thế giới

Google News

Một ly cà phê Kopi Luwak có giá tới 90 USD (gần 2 triệu đồng). Loại thức uống này có gì đặc biệt mà lại đắt nhất thế giới?
 

Cà phê Luwak Kopi còn được gọi là cà phê chồn. Loại cà phê hảo hạng này được bán với giá “cắt cổ”: Từ 35 đến 100 USD/ly (700.000-2 triệu đồng), trong khi một ly cà phê thông thường giá 2-5 USD (40.000-100.000 đồng).
Xem san xuat ca phe dat nhat the gioi
Bảng so sánh giá cà phê chồn và cà phê thông thường. 
Sở dĩ cà phê chồn có giá cao gấp mấy chục lần cà phê thường là do phương pháp sản xuất rất kỳ công, và đặc biệt với sự tham gia của bộ máy tiêu hóa của... chồn. Cà phê chồn được sản xuất từ những hạt cà phê đã được tiêu hóa bởi một loài vật mang tên Civet (loài vật giống như cầy hương ở Việt Nam).
Sau khi những chú chồn ăn hạt cà phê thì phân của chúng sẽ được thu thập và chế biến thành loại cà phê ngon có một không hai trên thế giới. Dưới đây là quá trình sản xuất của cà phê chồn đặc biệt mang tên Luwak Kopi:
Xem san xuat ca phe dat nhat the gioi-Hinh-2
Những chú chồn sẽ ăn những quả cà phê chín rụng xuống. (Đặc biệt, chồn chỉ ăn những quả cà phê chín).

Xem san xuat ca phe dat nhat the gioi-Hinh-3
Trong quá trình tiêu hóa cà phê, các lớp vỏ bên ngoài sẽ bị gỡ bỏ còn lại nhân cà phê không tiêu hóa được.

Xem san xuat ca phe dat nhat the gioi-Hinh-4
Sau 24 tiếng chồn sẽ bài trừ những hạt này ra khỏi cơ thể. Những hạt cà phê này sẽ được đem đi rửa sạch phơi khô, đập bỏ đi lớp bên ngoài và rang lên tạo nên cà phê chồn đắt nổi tiếng nhất thế giới.

Xem san xuat ca phe dat nhat the gioi-Hinh-5
Quá trình lên men tạo cho hương vị cà phê trở nên độc đáo. 
Khi thưởng thức cà phê chồn, thông thường các nhà pha chế sẽ để nguyên chất, không pha thêm đường sữa hay kem vào, để tránh làm mất hương vị tuyệt vời của nó.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, phần lớn cà phê chồn không còn được sản xuất theo quy trình tự nhiên nữa. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thượng khách, nông dân bắt đầu sản xuất cà phê chồn “nhân tạo”, bằng cách nuôi chồn và cho chúng ăn hạt cà phê, sau đó nhặt phân do chồn bài ​​tiết ra rồi bán cho các nhà rang xay.
Theo Trần Ngọc/VOV

Bình luận(0)