Những viên kim cương được khai thác từ lòng đất thường rất lâu đời - hàng tỷ năm tuổi, gần bằng chính trái đất.Kim cương không màu được coi là có giá trị nhất. Tuy nhiên, kim cương có thể được tìm thấy với nhiều màu sắc, bao gồm xanh lá cây, xanh lam, vàng, nâu, cam, tím, đỏ hoặc thậm chí là đen.Màu sắc của một viên kim cương phụ thuộc vào các nguyên tố vi lượng bên trong viên kim cương, hoặc sự xuất hiện của tạp chất khác trong quá trình hình thành.Kim cương lần đầu tiên được phát hiện trong lòng sông của vùng Golconda ở Ấn Độ hơn 4.000 năm trước. Phải đến những năm 1700, khi nguồn cung kim cương của Ấn Độ bắt đầu cạn kiệt, các mỏ kim cương mới bắt đầu mọc lên ở các khu vực khác trên thế giới.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hầu hết kim cương được khai thác trên thế giới chỉ đến từ một số quốc gia. Nga và Botswana là những nước sản xuất kim cương lớn nhất, chiếm hơn một nửa sản lượng kim cương hàng năm của thế giới.Sau đó là Canada, Angola và Nam Phi. 5 quốc gia này sản xuất khoảng 88% kim cương trên thế giới.Nhờ độ bền và độ cứng cực cao, kim cương rất hữu ích trong một loạt các ứng dụng công nghiệp, bao gồm cắt, khoan, đánh bóng...Do phần lớn kim cương thô không thích hợp làm đồ trang sức nên có tới 80% kim cương được khai thác dùng để sử dụng trong công nghiệp.Ngoài khai thác trong tự nhiên, kim cương còn có thể sản xuất trong phòng thí nghiệm. Những viên kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên được thực hiện vào những năm 1950.Không rõ mất bao lâu để kim cương hình thành dưới lòng đất nhưng kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm là một quá trình tương đối nhanh. Một viên kim cương có thể được tạo ra trong khoảng một tháng.Kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau. Nguồn ảnh: Getty ImageVideo: Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng cực kỳ hiếm. Nguồn: VTV24
Những viên kim cương được khai thác từ lòng đất thường rất lâu đời - hàng tỷ năm tuổi, gần bằng chính trái đất.
Kim cương không màu được coi là có giá trị nhất. Tuy nhiên, kim cương có thể được tìm thấy với nhiều màu sắc, bao gồm xanh lá cây, xanh lam, vàng, nâu, cam, tím, đỏ hoặc thậm chí là đen.
Màu sắc của một viên kim cương phụ thuộc vào các nguyên tố vi lượng bên trong viên kim cương, hoặc sự xuất hiện của tạp chất khác trong quá trình hình thành.
Kim cương lần đầu tiên được phát hiện trong lòng sông của vùng Golconda ở Ấn Độ hơn 4.000 năm trước. Phải đến những năm 1700, khi nguồn cung kim cương của Ấn Độ bắt đầu cạn kiệt, các mỏ kim cương mới bắt đầu mọc lên ở các khu vực khác trên thế giới.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hầu hết kim cương được khai thác trên thế giới chỉ đến từ một số quốc gia. Nga và Botswana là những nước sản xuất kim cương lớn nhất, chiếm hơn một nửa sản lượng kim cương hàng năm của thế giới.
Sau đó là Canada, Angola và Nam Phi. 5 quốc gia này sản xuất khoảng 88% kim cương trên thế giới.
Nhờ độ bền và độ cứng cực cao, kim cương rất hữu ích trong một loạt các ứng dụng công nghiệp, bao gồm cắt, khoan, đánh bóng...Do phần lớn kim cương thô không thích hợp làm đồ trang sức nên có tới 80% kim cương được khai thác dùng để sử dụng trong công nghiệp.
Ngoài khai thác trong tự nhiên, kim cương còn có thể sản xuất trong phòng thí nghiệm. Những viên kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên được thực hiện vào những năm 1950.
Không rõ mất bao lâu để kim cương hình thành dưới lòng đất nhưng kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm là một quá trình tương đối nhanh. Một viên kim cương có thể được tạo ra trong khoảng một tháng.
Kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau. Nguồn ảnh: Getty Image
Video: Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng cực kỳ hiếm. Nguồn: VTV24