Theo Business Insider, kim cương được coi là rất hiếm vào những năm 1800 cho đến khi các nhà khảo sát ở Nam Phi phát hiện ra một miệng núi lửa lớn ở thành phố Kimberley chứa một kho báu kim cương.Điều này khiến cho hãng kim cương lớn nhất thế giới De Beers lo sợ nguồn cung cấp kim cương mới sẽ khiến chúng trở nên sẵn có hơn nhiều.Do đó, để ngăn kim cương giảm giá trị, tập đoàn De Beers quyết định chỉ phát hành kim cương theo số lượng hạn chế.De Beers kiểm soát 90% sản lượng kim cương thô trong phần lớn thế kỷ 20 nên có tác động rất lớn trong việc hạn chế nguồn cung kim cương tổng thể và đẩy giá của nó lên cao.Một yếu tố nữa khiến kim cương đắt đỏ là chi phí khai thác quá cao.Nghiên cứu cho thấy, kim cương hầu như tập trung chủ yếu tại những địa điểm trắc ẩn nguy hiểm như gần miệng núi lửa phun trào đã tắt, nằm sâu dưới lòng đất, trong những mạch khoáng ngầm… bao gồm Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ.Bởi thế, khi khai thác, khối lượng nhân công phải luôn duy trì ở con số vài trăm người. Ước tính rằng để tìm được một carat kim cương (tương đương khoảng 20 mg), những người thợ khai thác phải đào bới rồi sàng lọc tới 1,3 triệu tấn đất đá.Mặt khác, kim cương khai thác được vẫn chỉ ở dạng thô và giá trị của chúng chỉ bằng 40% loại kim cương đã xử lý kỹ.Chúng còn phải trải qua quy trình đánh bóng, cắt ghép nhiều lần. Những công việc trên đều phải tiến hành bằng tay mà không một loại máy móc nào có thể thay thế.Tất cả nhứng thứ đó kết hợp lại đẩy giá kim cương ngày một cao. Trong tương lai, giá kim cương sẽ không giảm mà còn tăng nữa. Nguồn ảnh: Business Insider, GettyVideo: Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng cực kỳ hiếm. Nguồn: VTV24
Theo Business Insider, kim cương được coi là rất hiếm vào những năm 1800 cho đến khi các nhà khảo sát ở Nam Phi phát hiện ra một miệng núi lửa lớn ở thành phố Kimberley chứa một kho báu kim cương.
Điều này khiến cho hãng kim cương lớn nhất thế giới De Beers lo sợ nguồn cung cấp kim cương mới sẽ khiến chúng trở nên sẵn có hơn nhiều.
Do đó, để ngăn kim cương giảm giá trị, tập đoàn De Beers quyết định chỉ phát hành kim cương theo số lượng hạn chế.
De Beers kiểm soát 90% sản lượng kim cương thô trong phần lớn thế kỷ 20 nên có tác động rất lớn trong việc hạn chế nguồn cung kim cương tổng thể và đẩy giá của nó lên cao.
Một yếu tố nữa khiến kim cương đắt đỏ là chi phí khai thác quá cao.
Nghiên cứu cho thấy, kim cương hầu như tập trung chủ yếu tại những địa điểm trắc ẩn nguy hiểm như gần miệng núi lửa phun trào đã tắt, nằm sâu dưới lòng đất, trong những mạch khoáng ngầm… bao gồm Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ.
Bởi thế, khi khai thác, khối lượng nhân công phải luôn duy trì ở con số vài trăm người. Ước tính rằng để tìm được một carat kim cương (tương đương khoảng 20 mg), những người thợ khai thác phải đào bới rồi sàng lọc tới 1,3 triệu tấn đất đá.
Mặt khác, kim cương khai thác được vẫn chỉ ở dạng thô và giá trị của chúng chỉ bằng 40% loại kim cương đã xử lý kỹ.
Chúng còn phải trải qua quy trình đánh bóng, cắt ghép nhiều lần. Những công việc trên đều phải tiến hành bằng tay mà không một loại máy móc nào có thể thay thế.
Tất cả nhứng thứ đó kết hợp lại đẩy giá kim cương ngày một cao. Trong tương lai, giá kim cương sẽ không giảm mà còn tăng nữa. Nguồn ảnh: Business Insider, Getty
Video: Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng cực kỳ hiếm. Nguồn: VTV24