Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tháng 6/2010, nhà máy được chuyển giao về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) quản lý, khai thác.Do những khó khăn từ thời Vinashin liên tục nhiều năm qua, nhà máy chìm trong thua lỗ, nợ lương. Gần đây tình hình kinh doanh có cải thiện nhưng doanh nghiệp vẫn chưa xóa bỏ được khoản lỗ lũy kế lên đến hàng nghìn tỷ đồng.Ụ số 1 nhà máy đóng tàu Dung Quất. Theo báo cáo mới nhất Chính phủ gửi tới Quốc hội, trong số 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương thì nhà máy đóng tàu Dung Quất có tổng nợ phải trả gần 7000 tỷ đồng.Ụ tàu số 2, nhà máy đóng tàu Dung Quất rơi vào tình cảnh bỏ hoang - hệ lụy đầu tư dàn trải của Vinashin.Vướng mắc lớn nhất của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất là phải chịu gánh nặng tài chính lớn do thua lỗ từ thời kỳ chủ sở hữu là Vinashin; chi phí tài sản cố định quá lớn trong khi không có khách hàng để khai thác hết công suất các hạng mục đã đầu tư.Thiết bị cẩu trục nâng hạ hoang phế ở nhà máy đóng tàu Dung Quất.Một số hạng mục nhà xưởng của nhà máy đóng tàu xuống cấp, mái lợp hoen rỉ, dột nát. Ông Lương Minh Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, cho biết do khoản nợ lớn từ thời Vinashin tồn tại kéo dài khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tham gia đấu thầu tìm kiếm sản phẩm đầu vào.Nhiều nhà xưởng sản xuất vắng bóng người lao động. "Khó khăn về tài chính nên DQS tiếp tục gánh chịu các khoản chi phí phân bổ hàng năm lớn, cơ sở vật chất không hoàn thiện, chưa đồng bộ, xuống cấp... làm giảm khả năng cạnh tranh về đơn giá trong công tác đấu thầu và trúng thầu", ông Hải nói.Nợ nần chồng chất, giai đoạn đầu nhà máy có hơn 2.000 lao động đến nay chỉ còn khoảng 662 người. 9 tháng đầu năm, DQS nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tiếp tục thi công sửa chữa các tàu dịch vụ, lắp đặt kết cấu, sơn, bảo dưỡng các công trình... duy trì thu nhập cho đội ngũ lao động khoảng 9,5 triệu đồng mỗi tháng/người.Thiết bị ngưng hoạt động kéo dài bên nền nhà xưởng ngập nước mưa thấm dột.Hệ thống máy hàn tự động "đắp chiếu" nhiều năm vì nhà máy không có những đơn hàng quy mô lớn.Báo cáo tài chính của DQS cho thấy từ khi tiếp nhận nhà máy đóng tàu Dung Quất vào tháng 6/2010 đến nay, PVN không những không giảm lỗ mà lỗ phát sinh lên hàng nghìn tỷ đồng (chủ yếu do các khoản nợ cũ Vinashin với các tổ chức tín dụng phát sinh lãi chồng chất). Không chỉ vốn chủ sở hữu ở DQS bị âm tới 1.152 tỷ đồng, tổng các khoản nợ phải trả của DQS cũng lên tới gần 7.000 tỷ đồng.Khối nhà làm việc thi công dở dang, đình trệ ở nhà máy đóng tàu Dung Quất. Trước khoản nợ "khổng lồ", doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng làm việc với các ngân hàng tạo điều kiện cho khoanh nợ gốc vay dự án đến khi có kết luận của Thủ tướng về xử lý DQS. Trước mắt, PVN cần hỗ trợ thanh lý tài sản không cần dùng, hỗ trợ DQS tái cơ cấu, tìm kiếm các đối tác chiến lược nhằm phục hồi sản xuất.
Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tháng 6/2010, nhà máy được chuyển giao về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) quản lý, khai thác.
Do những khó khăn từ thời Vinashin liên tục nhiều năm qua, nhà máy chìm trong thua lỗ, nợ lương. Gần đây tình hình kinh doanh có cải thiện nhưng doanh nghiệp vẫn chưa xóa bỏ được khoản lỗ lũy kế lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ụ số 1 nhà máy đóng tàu Dung Quất. Theo báo cáo mới nhất Chính phủ gửi tới Quốc hội, trong số 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương thì nhà máy đóng tàu Dung Quất có tổng nợ phải trả gần 7000 tỷ đồng.
Ụ tàu số 2, nhà máy đóng tàu Dung Quất rơi vào tình cảnh bỏ hoang - hệ lụy đầu tư dàn trải của Vinashin.
Vướng mắc lớn nhất của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất là phải chịu gánh nặng tài chính lớn do thua lỗ từ thời kỳ chủ sở hữu là Vinashin; chi phí tài sản cố định quá lớn trong khi không có khách hàng để khai thác hết công suất các hạng mục đã đầu tư.
Thiết bị cẩu trục nâng hạ hoang phế ở nhà máy đóng tàu Dung Quất.
Một số hạng mục nhà xưởng của nhà máy đóng tàu xuống cấp, mái lợp hoen rỉ, dột nát. Ông Lương Minh Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, cho biết do khoản nợ lớn từ thời Vinashin tồn tại kéo dài khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tham gia đấu thầu tìm kiếm sản phẩm đầu vào.
Nhiều nhà xưởng sản xuất vắng bóng người lao động. "Khó khăn về tài chính nên DQS tiếp tục gánh chịu các khoản chi phí phân bổ hàng năm lớn, cơ sở vật chất không hoàn thiện, chưa đồng bộ, xuống cấp... làm giảm khả năng cạnh tranh về đơn giá trong công tác đấu thầu và trúng thầu", ông Hải nói.
Nợ nần chồng chất, giai đoạn đầu nhà máy có hơn 2.000 lao động đến nay chỉ còn khoảng 662 người. 9 tháng đầu năm, DQS nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tiếp tục thi công sửa chữa các tàu dịch vụ, lắp đặt kết cấu, sơn, bảo dưỡng các công trình... duy trì thu nhập cho đội ngũ lao động khoảng 9,5 triệu đồng mỗi tháng/người.
Thiết bị ngưng hoạt động kéo dài bên nền nhà xưởng ngập nước mưa thấm dột.
Hệ thống máy hàn tự động "đắp chiếu" nhiều năm vì nhà máy không có những đơn hàng quy mô lớn.
Báo cáo tài chính của DQS cho thấy từ khi tiếp nhận nhà máy đóng tàu Dung Quất vào tháng 6/2010 đến nay, PVN không những không giảm lỗ mà lỗ phát sinh lên hàng nghìn tỷ đồng (chủ yếu do các khoản nợ cũ Vinashin với các tổ chức tín dụng phát sinh lãi chồng chất). Không chỉ vốn chủ sở hữu ở DQS bị âm tới 1.152 tỷ đồng, tổng các khoản nợ phải trả của DQS cũng lên tới gần 7.000 tỷ đồng.
Khối nhà làm việc thi công dở dang, đình trệ ở nhà máy đóng tàu Dung Quất. Trước khoản nợ "khổng lồ", doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng làm việc với các ngân hàng tạo điều kiện cho khoanh nợ gốc vay dự án đến khi có kết luận của Thủ tướng về xử lý DQS. Trước mắt, PVN cần hỗ trợ thanh lý tài sản không cần dùng, hỗ trợ DQS tái cơ cấu, tìm kiếm các đối tác chiến lược nhằm phục hồi sản xuất.