1. Phạm Nhật Vượng
Trong top những đại gia đình đám nhất Việt Nam hiện nay phải kể đến đầu tiên là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng sinh ngày 5/8/1968, là một doanh nhân người Việt Nam. Ông được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng). Ảnh: Đất Việt.Trong ngày 20/3/2017, Forbes xếp ông Phạm Nhật Vượng ở vị trí thứ 867 những người giàu nhất thế giới, tăng 144 bậc so với năm 2016, với tổng tài sản 2,4 tỷ USD, tăng 0,64 tỷ USD so với năm ngoái và tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Ảnh: Zing.Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ảnh: vietnamfinance.vn.Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng. Ảnh: VTC News.Mặc dù cái tên Phạm Nhật Vượng thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người. Vị đại gia này rất khiêm nhường và vô cùng kiệm lời. Mọi thông tin về ông, cho đến giờ, phần nhiều là từ sự bàn tán sau những công trình, dự án “khủng” mà Vingroup không ngừng dựng xây trong hơn 10 năm qua. Ảnh: Reatimes.2. Nguyễn Thị Phương Thảo
Tiếp đó, một trong những đại gia Việt nổi danh nhất thời điểm gần đây phải kể đến bà chủ Vietjet Air, Nguyễn Thị Phương Thảo với khối tài sản khủng lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Bà được công nhận là tỷ phú đô la thứ hai của Việt Nam, sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng từng được tạp chí nổi tiếng Forbes vinh danh là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Ảnh: Đầu tư.Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1970), là Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Sovico Group, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd., (Liên bang Nga) và là Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực của Ngân hàng HDBank. Ảnh: Đầu tư.Bà Thảo có bằng Cử nhân Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dan Phêklanôp, Liên bang Nga; Cử nhân Tài chính – Tín dụng Ngân hàng Đạ học Thương mại, Liên bang Nga; Tiến sỹ điều khiển học tự động tại Học viện Mendeleev (Moscow – Liên bang Nga). Ảnh: gettyimages.com.Hiện nay bà Thảo đã và đang tham gia quản trị nhiều công ty lớn khác tại Việt Nam và nước ngoài như Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng HDBank, Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long, TGĐ Vietjet Air… Ảnh: VTC News.Khối tài sản của nữ CEO tài ba này chủ yếu tới từ cổ phần tại VietJet và phần sở hữu tại Dragon City, bất động sản rộng 65 héc ta tại TP. HCM. Bên cạnh VietJet, bà là cổ đông tại 3 resort tại Việt Nam, bao gồm Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lam Ninh Vân Bay Villas. Ảnh: netnews.vn.3. Trần Đình Long
Vị đại gia "đắt giá" tiếp theo phải kể đến ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Trần Đình Long sinh ngày 20/2/1961, quê ở Hải Dương. Ông được biết đến là một doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép tại Việt Nam. Ảnh: Internet.Ông được biết đến là người giàu đứng vị trí thứ 3 trên sàn chứng khoán vào năm 2016. Tính đến ngày 16/06/2017, ông Long nắm giữ 381,557,138 cổ phiếu (tỷ lệ 25.15%) tương đương với giá trị 11,752.0 tỷ đồng. Ảnh: Internet.Được biết, năm 1986, ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế của trường Đại học kinh tế quốc dân. Sau đó, từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát. Ảnh: Internet.Từ năm 1996 đến năm 2005, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát; từ đó cho đến nay ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ngày 15/11/2007, tập đoàn Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Ảnh: Internet.Ông được báo chí nhắc đến nhiều sau sự kiện chi mạnh tay cho việc mua sắm máy bay 6 chỗ vào năm 2010 với chi phí lên đến gần 5 triệu USD (tương đương 96 tỷ đồng). Sau hơn một năm sử dụng ông Long tiếp tục tậu thêm cho mình chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi. Ảnh: Thương gia Online.
1. Phạm Nhật Vượng
Trong top những đại gia đình đám nhất Việt Nam hiện nay phải kể đến đầu tiên là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng sinh ngày 5/8/1968, là một doanh nhân người Việt Nam. Ông được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng). Ảnh: Đất Việt.
Trong ngày 20/3/2017, Forbes xếp ông Phạm Nhật Vượng ở vị trí thứ 867 những người giàu nhất thế giới, tăng 144 bậc so với năm 2016, với tổng tài sản 2,4 tỷ USD, tăng 0,64 tỷ USD so với năm ngoái và tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Ảnh: Zing.
Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ảnh: vietnamfinance.vn.
Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng. Ảnh: VTC News.
Mặc dù cái tên Phạm Nhật Vượng thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người. Vị đại gia này rất khiêm nhường và vô cùng kiệm lời. Mọi thông tin về ông, cho đến giờ, phần nhiều là từ sự bàn tán sau những công trình, dự án “khủng” mà Vingroup không ngừng dựng xây trong hơn 10 năm qua. Ảnh: Reatimes.
2. Nguyễn Thị Phương Thảo
Tiếp đó, một trong những đại gia Việt nổi danh nhất thời điểm gần đây phải kể đến bà chủ Vietjet Air, Nguyễn Thị Phương Thảo với khối tài sản khủng lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Bà được công nhận là tỷ phú đô la thứ hai của Việt Nam, sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng từng được tạp chí nổi tiếng Forbes vinh danh là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Ảnh: Đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1970), là Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Sovico Group, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd., (Liên bang Nga) và là Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực của Ngân hàng HDBank. Ảnh: Đầu tư.
Bà Thảo có bằng Cử nhân Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dan Phêklanôp, Liên bang Nga; Cử nhân Tài chính – Tín dụng Ngân hàng Đạ học Thương mại, Liên bang Nga; Tiến sỹ điều khiển học tự động tại Học viện Mendeleev (Moscow – Liên bang Nga). Ảnh: gettyimages.com.
Hiện nay bà Thảo đã và đang tham gia quản trị nhiều công ty lớn khác tại Việt Nam và nước ngoài như Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng HDBank, Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long, TGĐ Vietjet Air… Ảnh: VTC News.
Khối tài sản của nữ CEO tài ba này chủ yếu tới từ cổ phần tại VietJet và phần sở hữu tại Dragon City, bất động sản rộng 65 héc ta tại TP. HCM. Bên cạnh VietJet, bà là cổ đông tại 3 resort tại Việt Nam, bao gồm Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lam Ninh Vân Bay Villas. Ảnh: netnews.vn.
3. Trần Đình Long
Vị đại gia "đắt giá" tiếp theo phải kể đến ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Trần Đình Long sinh ngày 20/2/1961, quê ở Hải Dương. Ông được biết đến là một doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép tại Việt Nam. Ảnh: Internet.
Ông được biết đến là người giàu đứng vị trí thứ 3 trên sàn chứng khoán vào năm 2016. Tính đến ngày 16/06/2017, ông Long nắm giữ 381,557,138 cổ phiếu (tỷ lệ 25.15%) tương đương với giá trị 11,752.0 tỷ đồng. Ảnh: Internet.
Được biết, năm 1986, ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế của trường Đại học kinh tế quốc dân. Sau đó, từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát. Ảnh: Internet.
Từ năm 1996 đến năm 2005, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát; từ đó cho đến nay ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ngày 15/11/2007, tập đoàn Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Ảnh: Internet.
Ông được báo chí nhắc đến nhiều sau sự kiện chi mạnh tay cho việc mua sắm máy bay 6 chỗ vào năm 2010 với chi phí lên đến gần 5 triệu USD (tương đương 96 tỷ đồng). Sau hơn một năm sử dụng ông Long tiếp tục tậu thêm cho mình chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi. Ảnh: Thương gia Online.