Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê (dự án mỏ sắt Thạch Khê) nằm trên địa phận 5 xã thuộc huyện Thạch Hà (Thạch Hải, Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc, tỉnh Hà Tĩnh), do Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư. (Ảnh: Tiền Phong).Dự án có trữ lượng, tài nguyên mỏ là 554 triệu tấn. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 14.517,2 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng đất là 4.821ha, gồm 3.898ha trong đất liền và 923ha lấn biển. Diện tích TIC đã ký hợp đồng thuê đất là 552ha. Có khoảng 7.000 hộ dân (27.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh ghi nhận công trường tháng 9/2010).Tháng 12/2008, TIC đã thực hiện bóc đất thử nghiệm công nghệ với khối lượng 1,5 triệu m3 và định hướng công nghệ thi công. Tháng 3/2009, TIC tiếp tục bóc đất tầng phủ đến độ sâu -34m, với khối lượng tính đến tháng 7/2011 là 12,7 triệu m3, thu hồi được 3 nghìn tấn quặng sắt. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh ghi nhận tháng 11/2023).Chủ đầu tư cũng đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng khu tái định cư, nghĩa trang, một số công trình hạ tầng liên vùng, giải phóng mặt bằng, xây dựng một số công trình (nhà ở, nhà xưởng, cung cấp điện, thoát nước, bảo vệ môi trường, rà phá bom mìn), mua sắm một số thiết bị, điều tra khảo sát bổ sung tài liệu địa chất mỏ. (Ảnh: CAND).Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến nay, đã hơn 13 năm, dự án mỏ sắt Thạch Khê phải dừng triển khai thực hiện và bỏ hoang. Dù vậy, số phận của mỏ sắt Thạch Khê vẫn đang trong quá trình tranh cãi. Khi phía địa phương muốn chấm dứt dự án còn chủ đầu tư muốn tiếp tục. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).Theo thông tin trên VietnamFinace, chủ đầu tư cho biết, đến nay số tiền các nhà đầu tư đã góp vào dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là trên 1.800 tỷ đồng. Chủ đầu tư vẫn muốn tiếp tục thực hiện dự án, trong khi phía địa phương muốn chấm dứt. Ảnh: VietnamFinace).Trước đó, Báo Hà Tĩnh nêu thông tin một lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh này cho hay, trên cơ sở đánh giá cụ thể, Hà Tĩnh nhận thấy việc triển khai dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê rất chậm và đã dừng thực hiện với khối lượng và kết quả đạt được không đáng kể. (Ảnh: VietnamFinace).Cùng đó, quá trình thực hiện dự án đã phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến đời sống người dân như: đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư... chưa được giải quyết, phát sinh nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).Theo báo cáo gửi Bộ KH&ĐT, nhiều vấn đề liên quan dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê được phân tích khá cụ thể. Theo đó, dự án đã có những bất cập về trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, khai thác mỏ; mức độ nghiên cứu điều kiện về địa chất thuỷ văn, địa chất công trình; công nghệ khai thác, công nghệ chế biến chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, chưa đảm bảo độ tin cậy, thiếu tính khả thi. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).Dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn và sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Cùng đó, các vấn đề khác của dự án cũng được nêu với nhiều khó khăn, vướng mắc như: phương thức vận chuyển quặng khó khả thi, hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh; thị trường tiêu thụ quặng sắt chưa chắc chắn; quá trình thực hiện dự án đã để lại nhiều hệ lụy. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).Nếu thực hiện, dự án sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hàng chục nghìn lao động vùng mỏ và lân cận liên quan đến vấn đề mất việc, thu nhập, ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội của các địa phương. (Ảnh: Tiền Phong).Việc chấm dứt dự án sẽ đảm bảo được vấn đề môi trường, nhất là môi trường dọc dải ven biển miền Trung… (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê (dự án mỏ sắt Thạch Khê) nằm trên địa phận 5 xã thuộc huyện Thạch Hà (Thạch Hải, Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc, tỉnh Hà Tĩnh), do Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư. (Ảnh: Tiền Phong).
Dự án có trữ lượng, tài nguyên mỏ là 554 triệu tấn. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 14.517,2 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng đất là 4.821ha, gồm 3.898ha trong đất liền và 923ha lấn biển. Diện tích TIC đã ký hợp đồng thuê đất là 552ha. Có khoảng 7.000 hộ dân (27.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh ghi nhận công trường tháng 9/2010).
Tháng 12/2008, TIC đã thực hiện bóc đất thử nghiệm công nghệ với khối lượng 1,5 triệu m3 và định hướng công nghệ thi công. Tháng 3/2009, TIC tiếp tục bóc đất tầng phủ đến độ sâu -34m, với khối lượng tính đến tháng 7/2011 là 12,7 triệu m3, thu hồi được 3 nghìn tấn quặng sắt. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh ghi nhận tháng 11/2023).
Chủ đầu tư cũng đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng khu tái định cư, nghĩa trang, một số công trình hạ tầng liên vùng, giải phóng mặt bằng, xây dựng một số công trình (nhà ở, nhà xưởng, cung cấp điện, thoát nước, bảo vệ môi trường, rà phá bom mìn), mua sắm một số thiết bị, điều tra khảo sát bổ sung tài liệu địa chất mỏ. (Ảnh: CAND).
Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến nay, đã hơn 13 năm, dự án mỏ sắt Thạch Khê phải dừng triển khai thực hiện và bỏ hoang. Dù vậy, số phận của mỏ sắt Thạch Khê vẫn đang trong quá trình tranh cãi. Khi phía địa phương muốn chấm dứt dự án còn chủ đầu tư muốn tiếp tục. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Theo thông tin trên VietnamFinace, chủ đầu tư cho biết, đến nay số tiền các nhà đầu tư đã góp vào dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là trên 1.800 tỷ đồng. Chủ đầu tư vẫn muốn tiếp tục thực hiện dự án, trong khi phía địa phương muốn chấm dứt. Ảnh: VietnamFinace).
Trước đó, Báo Hà Tĩnh nêu thông tin một lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh này cho hay, trên cơ sở đánh giá cụ thể, Hà Tĩnh nhận thấy việc triển khai dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê rất chậm và đã dừng thực hiện với khối lượng và kết quả đạt được không đáng kể. (Ảnh: VietnamFinace).
Cùng đó, quá trình thực hiện dự án đã phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến đời sống người dân như: đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư... chưa được giải quyết, phát sinh nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Theo báo cáo gửi Bộ KH&ĐT, nhiều vấn đề liên quan dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê được phân tích khá cụ thể. Theo đó, dự án đã có những bất cập về trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, khai thác mỏ; mức độ nghiên cứu điều kiện về địa chất thuỷ văn, địa chất công trình; công nghệ khai thác, công nghệ chế biến chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, chưa đảm bảo độ tin cậy, thiếu tính khả thi. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn và sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Cùng đó, các vấn đề khác của dự án cũng được nêu với nhiều khó khăn, vướng mắc như: phương thức vận chuyển quặng khó khả thi, hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh; thị trường tiêu thụ quặng sắt chưa chắc chắn; quá trình thực hiện dự án đã để lại nhiều hệ lụy. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Nếu thực hiện, dự án sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hàng chục nghìn lao động vùng mỏ và lân cận liên quan đến vấn đề mất việc, thu nhập, ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội của các địa phương. (Ảnh: Tiền Phong).
Việc chấm dứt dự án sẽ đảm bảo được vấn đề môi trường, nhất là môi trường dọc dải ven biển miền Trung… (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).