Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Ảnh: Zing.Những cây thốt nốt được người Khơme trồng thẳng hàng ở vùng Bảy Núi - An Giang, đây là loại cây cho trái và lấy nước để nấu thành đường món đường thốt nốt nổi tiếng chỉ có ở miền Tây. Ảnh: Zing.Để làm ra một sản phẩm đường thốt nốt, cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy trình công nghệ theo một trình tự nhất định. Đầu tiên, người dân phải lấy nước từ trên cây thốt: Trước đây, người dân dùng ống tre đục lỗ để lấy nước. Sau này, họ cải tiến bằng cách dùng bình nhựa để hứng lấy nước thốt nốt từ trên cây. Ảnh: Dân Việt.Sơ chế đường lỏng từ nước thốt nốt: Để sơ chế đường thốt nốt từ nước thốt nốt, nghệ nhân phải nấu và đảo liên tục khoảng 3-4 giờ để cho nước thốt nốt cô đọng lại thành đường lỏng. Ảnh: Dân Việt.Để nấu thành đường thốt nốt, người dân phải đun lửa liên tục từ 6-7 giờ, sau đó lọc loại bỏ tạp chất. Ảnh: Dân Việt.Đường lỏng đã tinh chế được trộn đều để hơi nước bốc hơi và đường cô đọng lại. Ảnh: Zing.Theo người dân sản xuất đường thốt nốt, bình quân cứ 4 lít nước sẽ cho ra 1kg đường thành phẩm. Ảnh: Zing.Đường lỏng được đổ vào khuôn để trở thành đường tán hay đổ vào các keo nhựa để trở thành đường chảy tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Facebook.Đường sau khi để nguội được đóng gói theo yêu cầu của từng chủng loại để chuẩn bị xuất xưởng. Ảnh: Zing.Theo thống kê, hiện toàn tỉnh An Giang có khoảng 30.000 cây thốt nốt, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 6.000 tấn đường. Ảnh: Dân Việt.Bên cạnh nấu đường, người dân còn bán trái thốt nốt để bổ lấy cơm, ăn tươi. Việc này cũng đem lại thu nhập cao cho nông dân. Ảnh: Dân Việt.Giá bình quân 1 quả thốt nốt là 3.000 - 4.000 đồng, còn bổ ra lấy cơm thì có giá 35.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.
Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Ảnh: Zing.
Những cây thốt nốt được người Khơme trồng thẳng hàng ở vùng Bảy Núi - An Giang, đây là loại cây cho trái và lấy nước để nấu thành đường món đường thốt nốt nổi tiếng chỉ có ở miền Tây. Ảnh: Zing.
Để làm ra một sản phẩm đường thốt nốt, cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy trình công nghệ theo một trình tự nhất định. Đầu tiên, người dân phải lấy nước từ trên cây thốt: Trước đây, người dân dùng ống tre đục lỗ để lấy nước. Sau này, họ cải tiến bằng cách dùng bình nhựa để hứng lấy nước thốt nốt từ trên cây. Ảnh: Dân Việt.
Sơ chế đường lỏng từ nước thốt nốt: Để sơ chế đường thốt nốt từ nước thốt nốt, nghệ nhân phải nấu và đảo liên tục khoảng 3-4 giờ để cho nước thốt nốt cô đọng lại thành đường lỏng. Ảnh: Dân Việt.
Để nấu thành đường thốt nốt, người dân phải đun lửa liên tục từ 6-7 giờ, sau đó lọc loại bỏ tạp chất. Ảnh: Dân Việt.
Đường lỏng đã tinh chế được trộn đều để hơi nước bốc hơi và đường cô đọng lại. Ảnh: Zing.
Theo người dân sản xuất đường thốt nốt, bình quân cứ 4 lít nước sẽ cho ra 1kg đường thành phẩm. Ảnh: Zing.
Đường lỏng được đổ vào khuôn để trở thành đường tán hay đổ vào các keo nhựa để trở thành đường chảy tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Facebook.
Đường sau khi để nguội được đóng gói theo yêu cầu của từng chủng loại để chuẩn bị xuất xưởng. Ảnh: Zing.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh An Giang có khoảng 30.000 cây thốt nốt, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 6.000 tấn đường. Ảnh: Dân Việt.
Bên cạnh nấu đường, người dân còn bán trái thốt nốt để bổ lấy cơm, ăn tươi. Việc này cũng đem lại thu nhập cao cho nông dân. Ảnh: Dân Việt.
Giá bình quân 1 quả thốt nốt là 3.000 - 4.000 đồng, còn bổ ra lấy cơm thì có giá 35.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.