Thay vì trồng quất vào các bình, chậu truyền thống, một nhà vườn đã sáng tạo chúng thành một tác phẩm lạ mắt, độc đáo hơn khi ghép quất cùng với gỗ lũa.Những tác phẩm gỗ lũa kết hợp với cây quất cảnh tạo ra một điều khác biệt, từ hình gỗ tới dáng quất được phối kết hợp hài hòa đẹp mắt.Được biết, gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Đặc trưng của gỗ lũa là nó rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại nên thường được dùng ghép lan và một số loài hoa khác.Anh Nguyễn Hoàng Nam (một người chơi cây cảnh lâu năm tại Hà Nội) chia sẻ khi ngắm nhìn những cây quất gỗ lũa: "Chơi cây, chơi hoa có rất nhiều điểm khá cầu kỳ. Cây đẹp là một phần, chọn được kệ gỗ, chậu đẹp, hình dáng lạ mắt, thậm chí cổ quái thì cả bộ sẽ càng giá trị. Những gốc gỗ lũa có kiểu dáng cầu kỳ, thế đẹp bao giờ cũng đắt, thậm chí có những kệ đắt hơn cả tiền hoa, tiền cây. Mỗi tác phẩm đẹp xấu đều phụ thuộc vào con mắt thẩm mỹ và sự sáng tạo, kỹ thuật của người trồng"."Cây quất được trồng ghép với gỗ lũa có độ tuổi từ 2 đến 5 năm. Không phải cây nào cũng ghép được với gỗ lũa mà phải tùy từng dáng gỗ để chọn cây ghép phù hợp. Quất được ghép từ đầu năm dương lịch và tạo dáng tới cuối năm chơi là vừa đẹp", một chủ vườn tạo quất ghép gỗ lũa cho biết.Chỉ tính riêng chi phí cho gỗ lũa ghép quất đã mất tới vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng, cộng thêm tiền cây, mỗi chậu quất gỗ lũa ở đây có giá trị bình quân từ 5-10 triệu đồng, có những cây đặc biệt lên đến hàng chục triệu đồng.Việc tạo dáng cho cây bên những gốc gỗ lũa đã khó, khi chăm sóc lại có điểm đặc biệt riêng. Mỗi một cây lại có chế độ ủ phân tưới nước riêng. "Cây nào ăn nhiều nước nhiều phân thì phải thường xuyên chăm sóc, có những cây phải chăm sóc ít hơn, mỗi cây mỗi vẻ phải lựa sao cho phù hợp. Có những cây tưới nhiều quá úng cũng chết, thiếu nước thì quả mã cũng không được đẹp", chủ vườn quất ghép gỗ chia sẻ.Để uốn được thân cây quất có hình dáng đẹp bên gỗ lụa, những người nghệ nhân ở đây sử dụng nhiều dây thép nhỏ.Một kệ gỗ lũa ghép quất hình dáng uyển chuyển, cổ quái có giá hàng chục triệu đồng.Sự độc đáo, mới mẻ của những cây quất ghép gỗ lũa chơi Tết thu hút sự chú ý của nhiều vị khách khi đến tham quan vườn. Có nhiều người đã mua và gửi lại nhờ nhà vườn chăm sóc chờ gần Tết mới mang về.Cũng theo chủ nhà vườn quất ghép gỗ này, năm nay do thời tiết thuận lợi nên quất sẽ chín rộ đẹp nhất vào đúng dịp Tết Âm lịch, vừa đến độ đẹp nhất để chơi Tết.
Thay vì trồng quất vào các bình, chậu truyền thống, một nhà vườn đã sáng tạo chúng thành một tác phẩm lạ mắt, độc đáo hơn khi ghép quất cùng với gỗ lũa.
Những tác phẩm gỗ lũa kết hợp với cây quất cảnh tạo ra một điều khác biệt, từ hình gỗ tới dáng quất được phối kết hợp hài hòa đẹp mắt.
Được biết, gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Đặc trưng của gỗ lũa là nó rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại nên thường được dùng ghép lan và một số loài hoa khác.
Anh Nguyễn Hoàng Nam (một người chơi cây cảnh lâu năm tại Hà Nội) chia sẻ khi ngắm nhìn những cây quất gỗ lũa: "Chơi cây, chơi hoa có rất nhiều điểm khá cầu kỳ. Cây đẹp là một phần, chọn được kệ gỗ, chậu đẹp, hình dáng lạ mắt, thậm chí cổ quái thì cả bộ sẽ càng giá trị. Những gốc gỗ lũa có kiểu dáng cầu kỳ, thế đẹp bao giờ cũng đắt, thậm chí có những kệ đắt hơn cả tiền hoa, tiền cây. Mỗi tác phẩm đẹp xấu đều phụ thuộc vào con mắt thẩm mỹ và sự sáng tạo, kỹ thuật của người trồng".
"Cây quất được trồng ghép với gỗ lũa có độ tuổi từ 2 đến 5 năm. Không phải cây nào cũng ghép được với gỗ lũa mà phải tùy từng dáng gỗ để chọn cây ghép phù hợp. Quất được ghép từ đầu năm dương lịch và tạo dáng tới cuối năm chơi là vừa đẹp", một chủ vườn tạo quất ghép gỗ lũa cho biết.
Chỉ tính riêng chi phí cho gỗ lũa ghép quất đã mất tới vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng, cộng thêm tiền cây, mỗi chậu quất gỗ lũa ở đây có giá trị bình quân từ 5-10 triệu đồng, có những cây đặc biệt lên đến hàng chục triệu đồng.
Việc tạo dáng cho cây bên những gốc gỗ lũa đã khó, khi chăm sóc lại có điểm đặc biệt riêng. Mỗi một cây lại có chế độ ủ phân tưới nước riêng. "Cây nào ăn nhiều nước nhiều phân thì phải thường xuyên chăm sóc, có những cây phải chăm sóc ít hơn, mỗi cây mỗi vẻ phải lựa sao cho phù hợp. Có những cây tưới nhiều quá úng cũng chết, thiếu nước thì quả mã cũng không được đẹp", chủ vườn quất ghép gỗ chia sẻ.
Để uốn được thân cây quất có hình dáng đẹp bên gỗ lụa, những người nghệ nhân ở đây sử dụng nhiều dây thép nhỏ.
Một kệ gỗ lũa ghép quất hình dáng uyển chuyển, cổ quái có giá hàng chục triệu đồng.
Sự độc đáo, mới mẻ của những cây quất ghép gỗ lũa chơi Tết thu hút sự chú ý của nhiều vị khách khi đến tham quan vườn. Có nhiều người đã mua và gửi lại nhờ nhà vườn chăm sóc chờ gần Tết mới mang về.
Cũng theo chủ nhà vườn quất ghép gỗ này, năm nay do thời tiết thuận lợi nên quất sẽ chín rộ đẹp nhất vào đúng dịp Tết Âm lịch, vừa đến độ đẹp nhất để chơi Tết.