Nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc nằm trong khuôn viên di tích Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) do Trung tâm Quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 9 tỷ đồng, nguồn ngân sách nhà nước. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).Công trình này được khởi công vào tháng 11/2013, hoàn thành năm 2016 nhưng mãi đến năm 2018, nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc mới được nghiệm thu quyết toán. (Ảnh: Thanh Tra).Công trình được xây dựng với 3 dãy nhà (3 khối) kết nối với nhau như một đường hầm trong lòng đất có diện tích mặt sàn hơn 1.000m2. (Ảnh: TTXVN).Nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc được kỳ vọng sẽ tổ chức triển lãm, trưng bày, bảo vệ tư liệu ảnh, hiện vật. Cùng với đó là nâng cao giá trị cho khu di tích cũng như phục vụ tốt hơn cho du khách đến tham quan, tìm hiểu địa đạo Vịnh Mốc cũng như lịch sử của quân và nhân dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh ác liệt. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).Công trình nhà bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc xây dựng bề thế. (Ảnh: CAND).Sau khi thi công hoàn thành chỉ có một hạng mục nhỏ của công trình là căn phòng phía mặt tiền (đối diện với lối đi) được đưa vào sử dụng. Toàn bộ phần nhà lớn phía sau trong tình trạng để trống, khóa cửa. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).Nhiều không gian rộng lớn bị bỏ hoang. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).Một góc nhà bị bỏ hoang. (Ảnh: Gia đình&Xã hội).Nhiều bức tường ố vàng cũng đang dần xuống cấp. (Ảnh: TTXVN).Cỏ dại phủ đầy bên ngoài tòa nhà. Một số người vô ý thức đã dùng sơn đen viết, vẽ bậy lên các bức tường rất phản cảm. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).Phần lớn nhà bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc bị bỏ hoang gần 5 năm nay. (Ảnh: Gia đình&Xã hội).Trao đổi với báo chí, đại diện Ban Quản lý di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc, cho biết do không có hiện vật để trưng bày, 5 năm qua, công trình nhà trưng bày vẫn đóng kín cửa. Nhiều hạng mục đã bị xuống cấp, hư hỏng. Nhiều người vô ý thức còn phóng uế bừa bãi.
Nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc nằm trong khuôn viên di tích Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) do Trung tâm Quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 9 tỷ đồng, nguồn ngân sách nhà nước. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).
Công trình này được khởi công vào tháng 11/2013, hoàn thành năm 2016 nhưng mãi đến năm 2018, nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc mới được nghiệm thu quyết toán. (Ảnh: Thanh Tra).
Công trình được xây dựng với 3 dãy nhà (3 khối) kết nối với nhau như một đường hầm trong lòng đất có diện tích mặt sàn hơn 1.000m2. (Ảnh: TTXVN).
Nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc được kỳ vọng sẽ tổ chức triển lãm, trưng bày, bảo vệ tư liệu ảnh, hiện vật. Cùng với đó là nâng cao giá trị cho khu di tích cũng như phục vụ tốt hơn cho du khách đến tham quan, tìm hiểu địa đạo Vịnh Mốc cũng như lịch sử của quân và nhân dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh ác liệt. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).
Công trình nhà bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc xây dựng bề thế. (Ảnh: CAND).
Sau khi thi công hoàn thành chỉ có một hạng mục nhỏ của công trình là căn phòng phía mặt tiền (đối diện với lối đi) được đưa vào sử dụng. Toàn bộ phần nhà lớn phía sau trong tình trạng để trống, khóa cửa. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).
Nhiều không gian rộng lớn bị bỏ hoang. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).
Một góc nhà bị bỏ hoang. (Ảnh: Gia đình&Xã hội).
Nhiều bức tường ố vàng cũng đang dần xuống cấp. (Ảnh: TTXVN).
Cỏ dại phủ đầy bên ngoài tòa nhà. Một số người vô ý thức đã dùng sơn đen viết, vẽ bậy lên các bức tường rất phản cảm. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).
Phần lớn nhà bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc bị bỏ hoang gần 5 năm nay. (Ảnh: Gia đình&Xã hội).
Trao đổi với báo chí, đại diện Ban Quản lý di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc, cho biết do không có hiện vật để trưng bày, 5 năm qua, công trình nhà trưng bày vẫn đóng kín cửa. Nhiều hạng mục đã bị xuống cấp, hư hỏng. Nhiều người vô ý thức còn phóng uế bừa bãi.