Trong thời gian dịch COVID-19 lan rộng, để hạn chế tiếp xúc, nhiều đơn vị kinh doanh đã áp dụng cách thanh toán điện tử và ngày càng trở nên quen thuộc. Kể từ đó tới nay, nhiều tiệm kinh doanh và cả các hàng bán rau, thịt ngoài chợ đều dùng mã QR code giúp khách dễ dàng trả tiền khi mua hàng.Tại chợ Linh Lang (quận Ba Đình, Hà Nội), hầu hết sạp hàng đều dán mã QR thanh toán ở vị trí thuận lợi cho khách quét.Mô hình “chợ 4.0” trở thành xu hướng tất yếu, nhất là ở các thành phố lớn. Hình thức thanh toán này tiêu biểu cho lối tiêu dùng thông minh, giúp nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng trong từng giao dịch, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.Nhiều người khi ra ngoài thường lười và ngại tìm cây rút tiền tự động, đồng thời nhiều đơn vị kinh doanh cũng sẵn sàng cho khách thanh toán qua tài khoản ngân hàng, là lý do thời gian gần đây việc sử dụng mã QR ngày càng phổ biến."Chỉ hết 5.000 đồng khách cũng không có tiền mặt. Có bạn còn xin chuyển dư ra để đổi lấy tiền mặt đi chợ nhưng tôi cũng hạn chế đồng ý với những trường hợp như vậy. Tôi không am hiểu công nghệ nên phải cẩn thận hơn khi giao dịch. Nhiều khi e ngại bị lừa hoặc lỗi giao dịch rồi không biết tìm lại khách kiểu gì", bà Lê Thanh Hương (tiểu thương tại chợ Linh Lang) chia sẻ.Ứng dụng của các ngân hàng hiện nay giúp mọi người tự động tạo mã QR cho tài khoản cá nhân rất dễ dàng. Vì vậy việc in và dán một mã thanh toán tại quầy rất đơn giản.Mã QR cũng xuất hiện ở nhiều quán trà đá. Bà Thúy Hường (phố Vạn Bảo, quận Ba Đình) chia sẻ: "Phần lớn khách uống nước hết không quá 10.000 đồng nhưng tỷ lệ người chuyển khoản tương đối cao mỗi ngày. Lý do chính là vì họ không có tiền lẻ hoặc đi bộ từ nhà ra và không mang tiền mặt".Chị Như Ngọc, chủ một tiệm quần áo, gốm sứ cho biết, khách đến cửa hàng hiện nay 90% đều thực hiện chuyển khoản. "Tôi rất hiếm khi phải dùng tới tiền mặt, rất tiện lợi. Bản thân tôi cũng ít khi để nhiều tiền trong người khi ra ngoài, thường chỉ để trong ví 200.000 đồng để đổ xăng hoặc phòng trường hợp bất ngờ cần dùng", chị Ngọc nói.Chị Việt Hoài, chủ một quán cà phê tại phố Vạn Bảo (Ba Đình) cho biết: "Có ngày 100% khách đều quét mã để thanh toán. Có bạn còn chuyển dư để lấy 5.000 đồng gửi xe vì không mang theo tiền lẻ. Tôi thấy việc dùng ứng dụng trên điện thoại để thanh toán ngày nay như một thói quen vậy".Quán của chị Việt Hoài còn in cả mã QR để khách đăng nhập wifi.Loại hình thanh toán nhanh được áp dụng tại rất nhiều cửa hàng ở Hà Nội trong thời gian gần đây. Một số nơi còn giảm giá cho khách khi thanh toán bằng các ứng dụng để kích thích nhu cầu sử dụng công nghệ.
Trong thời gian dịch COVID-19 lan rộng, để hạn chế tiếp xúc, nhiều đơn vị kinh doanh đã áp dụng cách thanh toán điện tử và ngày càng trở nên quen thuộc. Kể từ đó tới nay, nhiều tiệm kinh doanh và cả các hàng bán rau, thịt ngoài chợ đều dùng mã QR code giúp khách dễ dàng trả tiền khi mua hàng.
Tại chợ Linh Lang (quận Ba Đình, Hà Nội), hầu hết sạp hàng đều dán mã QR thanh toán ở vị trí thuận lợi cho khách quét.
Mô hình “chợ 4.0” trở thành xu hướng tất yếu, nhất là ở các thành phố lớn. Hình thức thanh toán này tiêu biểu cho lối tiêu dùng thông minh, giúp nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng trong từng giao dịch, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Nhiều người khi ra ngoài thường lười và ngại tìm cây rút tiền tự động, đồng thời nhiều đơn vị kinh doanh cũng sẵn sàng cho khách thanh toán qua tài khoản ngân hàng, là lý do thời gian gần đây việc sử dụng mã QR ngày càng phổ biến.
"Chỉ hết 5.000 đồng khách cũng không có tiền mặt. Có bạn còn xin chuyển dư ra để đổi lấy tiền mặt đi chợ nhưng tôi cũng hạn chế đồng ý với những trường hợp như vậy. Tôi không am hiểu công nghệ nên phải cẩn thận hơn khi giao dịch. Nhiều khi e ngại bị lừa hoặc lỗi giao dịch rồi không biết tìm lại khách kiểu gì", bà Lê Thanh Hương (tiểu thương tại chợ Linh Lang) chia sẻ.
Ứng dụng của các ngân hàng hiện nay giúp mọi người tự động tạo mã QR cho tài khoản cá nhân rất dễ dàng. Vì vậy việc in và dán một mã thanh toán tại quầy rất đơn giản.
Mã QR cũng xuất hiện ở nhiều quán trà đá. Bà Thúy Hường (phố Vạn Bảo, quận Ba Đình) chia sẻ: "Phần lớn khách uống nước hết không quá 10.000 đồng nhưng tỷ lệ người chuyển khoản tương đối cao mỗi ngày. Lý do chính là vì họ không có tiền lẻ hoặc đi bộ từ nhà ra và không mang tiền mặt".
Chị Như Ngọc, chủ một tiệm quần áo, gốm sứ cho biết, khách đến cửa hàng hiện nay 90% đều thực hiện chuyển khoản. "Tôi rất hiếm khi phải dùng tới tiền mặt, rất tiện lợi. Bản thân tôi cũng ít khi để nhiều tiền trong người khi ra ngoài, thường chỉ để trong ví 200.000 đồng để đổ xăng hoặc phòng trường hợp bất ngờ cần dùng", chị Ngọc nói.
Chị Việt Hoài, chủ một quán cà phê tại phố Vạn Bảo (Ba Đình) cho biết: "Có ngày 100% khách đều quét mã để thanh toán. Có bạn còn chuyển dư để lấy 5.000 đồng gửi xe vì không mang theo tiền lẻ. Tôi thấy việc dùng ứng dụng trên điện thoại để thanh toán ngày nay như một thói quen vậy".
Quán của chị Việt Hoài còn in cả mã QR để khách đăng nhập wifi.
Loại hình thanh toán nhanh được áp dụng tại rất nhiều cửa hàng ở Hà Nội trong thời gian gần đây. Một số nơi còn giảm giá cho khách khi thanh toán bằng các ứng dụng để kích thích nhu cầu sử dụng công nghệ.