Ngày 29/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 4 bị can có liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
Gây thiệt hại hàng ngàn tỷ cho VNCB
Hồi tháng 6 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng sau khi xác định ông Trần Bắc Hà có những vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật, trong đó có việc vi phạm quy trình, thủ tục phê duyệt một số khoản cho vay liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Việc bắt giữ ông Trần Bắc Hà theo các chuyên gia nhìn nhận là vụ án liên quan đến việc điều tra bổ sung nội dung cho rằng, ông Hà đã có hành vi ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân Ban Quản lý rủi ro tại BIDV, trên cơ sở các thành viên Ban này đồng ý về chủ trương dùng tiền gửi của Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB) cho 12 công ty của ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) vay mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà (số tiền tối đa 4.700 tỷ đồng/12 công ty).
|
Bị cáo Phạm Công Danh trong 1 phiên xét xử. |
Ông Danh sử dụng tiền vay của BIDV vào mục đích riêng, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.550 tỷ đồng.
Được biết, tại phiên tòa đại án Phạm Công Danh vừa qua, Hội đồng xét xử đã nhiều lần triệu tập ông Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, người đại diện đã nộp giấy tờ chứng minh nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đang chữa bệnh tại Singapore.
Theo lời kể của 1 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, cũng từng giữ vai trò quan trọng tại 1 ngân hàng thương mại thời kỳ đương nhiệm của cựu chủ tịch BIDV, “Lúc bấy giờ tôi cũng biết rằng BIDV liên quan tới VNCB trong việc lấy tiền gửi của ngân hàng này làm thế chấp để cho vay 1 số công ty liên quan đến Phạm Công Danh. Tôi cũng nắm được những chuyện đó, nhưng lại không nghĩ rằng ông Hà lại có dính líu trầm trọng đến vụ việc này. Tôi chỉ nghĩ rằng, đơn giản ông ấy là Chủ tịch của hội đồng tín dụng nhưng đến giờ mới thấy rằng có thể ông ấy là nhân vật chính trong sự việc liên quan đến VNCB và Phạm Công Danh”.
“Điều này là khá bất ngờ”, vị này nhấn mạnh.
“Uy quyền” khi đương nhiệm
Không chỉ “nổi” trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, nhắc đến Trần Bắc Hà, có 1 nguyên tắc mà có lẽ ai cũng biết, dù không liên quan đến vụ án nhưng lại liên quan đến tư cách cá nhân vị cựu Chủ tịch BIDV này đó chính là “văn hóa” sử dụng thang máy.
Theo lời kể của 1 người trong ngành, “trong thời kỳ đương nhiệm tại BIDV, khi ông Hà tới cơ quan, trong thang máy dù có ít hay nhiều người nhưng khi ông Hà xuất hiện thì bảo vệ sẽ phải đuổi hết tất cả những người trong thang máy ra để 1 mình ông ấy đi.
|
Ông Trần Bắc Hà khi đương nhiệm. |
Thêm nữa, khi ông Hà sử dụng thang máy thì sẽ không có 1 nhân viên nào được phép bước chân vào cùng thang máy với ông Hà”. “Cái này là giai thoại được phổ biến trong cộng đồng các ngân hàng chứng tỏ ông Hà với tư cách rất là uy quyền khi đương nhiệm”, vị này khẳng định
Vị này còn cho biết thêm, ngoài ra, sự uy quyền của ông Hà còn tạo được ấn tượng trong 1 sự việc cách đây 5 năm. Đó là khi báo chí đăng tải thông tin ông Trần Bắc Hà đã bị bắt, thị trường chứng khoán sụt điểm rất mạnh. Lúc đó ông Hà đã ra yêu cầu cơ quan an ninh phải tìm cho ra thủ phạm đã đưa ra những tin đồn này để xử lý hình sự.
Tuy nhiên, phía cơ quan chức năng sau khi tìm được 3 thủ phạm tung tin đồn đã xử phạt hành chính 10 – 15 triệu đối với những cá nhân này.
“Đến bây giờ việc ông Hà từ lời đồn đã chính thức trở thành hiện thực, ông Hà đã bị bắt. Quả đúng là “không có lửa làm sao có khói””, vị này nêu quan điểm.
Thị trường chứng khoán sụt giảm?
Với những quyền lực, tầm ảnh hưởng lớn của ông Hà trong thời gian vừa qua, việc ông Hà bị bắt theo một số chuyên gia, thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng bởi đây không chỉ là 1 thông tin liên quan tới cá nhân ông Hà mà sẽ liên quan tới BIDV.
“Ngân hàng BIDV là 1 trong những tứ trụ của ngành NH Việt Nam thì chắc chắn rằng việc bắt giữ cựu lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tới uy tín của BIDV và tác động đến giá chứng khoán. Tuy nhiên, việc ông Hà bị bắt giữ sẽ không còn tác động quá lớn đến thị trường chứng khoán như 2 lần trước đó vào các năm 2013 và 2017”, chuyên gia chứng khoán nhận định.
|
Diễn biến mã cổ phiếu HAG ngày 29/11. |
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, khi việc ông Hà bị bắt chưa được công bố “chính thức” song cổ phiếu liên quan đến cái tên Trần Bắc Hà là HAG của Hoàng Anh Gia Lai cũng đã giảm 120 đồng, còn 5.050 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, cổ phiếu BID của BIDV giảm 300 đồng khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 29.11 ở mức giá 31.250 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm giá thứ 6 trong 10 phiên giao dịch gần nhất đối với cổ phiếu BID.
|
Biểu đồ giá cổ phiếu BID trong 1 tháng qua. |
Một số mã cổ phiếu ngân hàng cũng giảm giá trong phiên này, như VPB của VPBank giảm 200 đồng, còn 20.800 đồng/cp; HDB của HDBank giảm 100 đồng, còn 30.200 đồng/cp; STB của Sacombank giảm 100 đồng, còn 12.150 đồng/cp; TCB của Techcombank giảm 100 đồng,còn 26.050 đồng/cp; VCB của Vietcombank giảm 100 đồng, còn 55.000 đồng/cp.
Được biết, trước đó vào ngày 21.2.2013, tin đồn ông Hà bị bắt giam đã làm cho vốn hóa "bốc hơi" khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Giá USD lúc đó cũng tăng qua ngưỡng 21.000 đồng/1USD và nhiều người cũng đổ xô đi mua vàng miếng.
Ngày 9/8/2017, lại xuất hiện tin đồn liên quan đến ông Hà, thị trường chứng khoán cũng "bay" mất 1,8 tỷ USD vốn hoá