Niềm vui mới với bitcoin: Dùng làm vật thế chấp...để vay nợ

Google News

Cho đến gần đây, các nhà đầu tư đào tiền ảo vẫn có một cách duy nhất hưởng thụ niềm yêu thích: đó là bán tiền ảo bitcoin.

Nhưng thế giới tiền tệ ảo đang nảy sinh một hình thức kinh doanh mới: đó là cho vay tiền ảo bitcoin. Cụ thể, bitcoin sẽ được dùng như một dạng thế chấp số.
 
Trong khi các ngân hàng ngần ngại, những startup như Salt Lending, Nebeus, CoinLoan và EthLend lại đang tích cực khai phá lĩnh vực mới này. Một số cho vay – hoặc có kế hoạch cho vay – trực tiếp, một số khác lại giúp người đi vay nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các bên thứ ba. Các điều khoản của khoản vay này có thể phức tạp hơn so với các khoản vay truyền thống. Nhưng thị trường này được đánh giá rất tiềm năng.
Giá bitcoin tăng lên khoảng 17.000 USD trong tuần, đẩy tổng giá trị thị trường của tiền ảo lên khoảng 300 tỷ USD. Khoảng 40% giá trị đó nằm trong tay của tầm 1.000 người. Như vậy, có rất nhiều triệu phú số cần mua nhà, mua du thuyền và nhiều thứ khác.
"Tôi rất quan tâm đến điều này, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra dịch vụ nào cho phép làm thế", Roger Ver, được biết đến với tên gọi "Bitcoin Jesus", nói.
Theo ước tính của Aaron Brown, cựu giám đốc điều hành của AQR Capital Management, đang đầu tư vào bitcoin, những người đang kiểm soát khoảng 10% tiền tệ ảo sẽ có thể dùng tiền ảo làm vật thế chấp. "Và tôi có thể nhận ra ngành công nghiệp cho vay có giá trị hàng chục tỷ USD".
Một vấn đề là giá bitcoin đang dao động mạnh mẽ, vì thế người cho vay có thể gặp nhiều rủi ro. Điều này có nghĩa là các điều khoản sẽ phải rất chặt chẽ, phức tạp.
Theo David Lechner, Giám đốc Tài chính của Salt, hãng đã dàn xếp hàng chục vụ vay nợ, một người muốn có 100.000 USD tiền mặt có lẽ sẽ phải đặt cược 200.000 USD bitcoin để thế chấp, và phải trả 12% đến 20% tiền lãi mỗi năm.
Như vậy cũng là phù hợp với lãi suất cho vay cá nhân không có bảo đảm. Sự khác biệt là sử dụng bitcoin cho phép mọi người vay mượn nhiều hơn.
Các khoản vay mới sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các "thợ đào", máy tính của họ phải xử lý được những vấn đề toán học phức tạp mới có thể đào tiền và giúp xác nhận các giao dịch, Brown nói. Họ phải trả tiền điện và thiết bị. Nhưng, giống như nhiều tín đồ bitcoin, họ không thích bán crypto của họ. Bitcoin startups cũng cần tiền mặt để trả cho nhân viên.
Cuối tháng trước, startup Nebeus ở London đã bắt đầu quá trình hỗ trợ các bên thứ ba cung cấp các khoản vay thế chấp bằng bitcoin và ether, một loại cryptocurrency khác. Theo Konstantin Zaripov, giám đốc công ty, họ đã sắp xếp gần 100 khoản vay như vậy trong ngày đầu tiên. Từ đó đến nay, công ty đã thu xếp hơn 1.000 khoản vay.
Salt cũng cung cấp các khoản vay và có kế hoạch giúp các ngân hàng. Lechner nói: "Chúng tôi đang trao đổi với các tổ chức tài chính và sẽ thỏa thuận được với ít nhất một trong số họ trong vòng vài tuần nữa".
Một số công ty cũng cần một hình thức thế chấp thứ hai. Các điều khoản có thể bao gồm các cuộc gọi duy trì, yêu cầu người đi vay gửi thêm bitcoin nếu giá giảm.
Ngoài ra, một số tổ chức cho vay đang hy vọng sử dụng blockchain để tạo điều kiện cho vay. Ý tưởng là sẽ kết hợp các điều khoản vào sổ cái để giúp tự động các khoản vay. Theo Lucas Nuzzi, chuyên gia phân tích của Digital Asset, nếu được, mô hình này có thể thách thức các phương thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer), khi mang lại cho các nhà đầu tư nợ khả năng thanh toán tin cậy hơn.
"Mặc dù có tiềm năng tạo nên cuộc cách mạng hoá thị trường tín dụng nhưng chúng ta vẫn đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên", Nuzzi nói. "Không có công ty nào có thể thực hiện đầy đủ hệ thống như vậy."
Theo Fortune, hiện tại, các ngân hàng đang đứng ngoài cuộc, không muốn cung cấp các dịch vụ khiến họ phải giữ bitcoin. Một số hãng đơn giản là không có biện pháp an toàn để lưu trữ tiền ảo. Và cũng chưa có mô hình nào được xác lập để ngân hàng có thể cân đối bảng tài chính.
Theo Hoàng Lan/VNReview

>> xem thêm

Bình luận(0)