(Kiến Thức) - Tập đoàn Hoàn Cầu; Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI; Kinh Đô... là những “tập đoàn gia đình trị” nổi tiếng Việt Nam.
|
1. Tập đoàn Hoàn Cầu
Hoàn Cầu là tập đoàn bất động sản tư nhân lừng lẫy của gia đình bà Trần Thị Hường hay còn gọi với cái tên thân mật là bà Tư Hường (sinh năm 1936, quê ở Bình Định). Hoàn Cầu được biết đến là một trong những tập đoàn "gia đình trị” nổi tiếng Việt Nam với hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng nổi tiếng như Diamond Bay, Nha Trang Center, Nha Trang view resort, ngân hàng Nam Á cũng như là người tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008. Ảnh: Vietnamnet.
|
|
Tại NamABank, bà Tư Hường cùng gia đình là cổ đông chính nhưng từ lâu bà chỉ đóng vai trò cố vấn. Trong một thời gian khá dài, những người con của bà Tư Hường đã lần lượt nắm các vị trí cao nhất tại ngân hàng này. Ảnh: Internet. |
|
Bắt đầu từ ông Nguyễn Quốc Mỹ (con trai), rồi con rể Huỳnh Thanh Chung, trước khi chuyển qua cho bà Nguyễn Thị Xuân Loan (con gái) giữ chức chủ tịch từ 4/2011 và hiện nay, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nam A Bank là ông Nguyễn Quốc Toàn con trai bà Tư Hường. Trong ảnh lần lượt là bà Trần Thị Hường - bà Nguyễn Thị Xuân Loan - ông Nguyễn Quốc Mỹ - ông Huỳnh Thành Chung. Ảnh: vietstock.vn. |
|
2. Tập đoàn DOJI
Trong mô hình doanh nghiệp "gia đình trị" tiếp theo phải kể đến là tập đoàn Doji từ gia đình ông Đỗ Minh Phú với truyền thống 3 đời kinh doanh mà thế hệ đầu tiên là cụ Đỗ Thế Sử. Năm 73 tuổi cụ Sử thành lập công ty TNHH Phát triển xuất nhập khẩu may mặc-GAMEXCO, tiền thân của tập đoàn DOJI. Ảnh: DNSG.
|
|
Ông Phú là người đem lại thành công lớn cho sự nghiệp kinh doanh gia đình với thương vụ đình đám là gây dựng nên công thương hiệu nổi tiếng Diana cạnh tranh với thương hiệu ngoại Kotex, sau này được bán lại cho tập đoàn Unicharm với giá từ 180-200 triệu USD. Ảnh: Cafebiz. |
|
Năm 2012, ông chủ của tập đoàn vàng bạc DOJI Đỗ Minh Phú đã trở thành Chủ tịch của ngân hàng Tienphongbank. Em trai ông Phú là Đỗ Minh Tú là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị .Trong khi đó, ban lãnh đạo tập đoàn DOJI cũng có 2 con ông Phú là bà Đỗ Vũ Phương Anh và ông Đỗ Minh Đức là Phó tổng giám đốc của tập đoàn. Ngoài ra, trong gia đình, các em ông Phú là Đỗ Anh Tú, Đỗ Anh Tuấn, Đỗ Quốc Bình, Đỗ Xuân Mai, Đỗ Kim Dung đều tham gia vào công việc kinh doanh tại nhiều công ty khác nhau. Ảnh: Trí Thức Trẻ. |
|
3. Tập đoàn Thành Thành Công
Gia đình ông Đặng Văn Thành, bà Huỳnh Bích Ngọc ghi dấu ấn trong 3 lĩnh vực gồm: Ngân hàng, mía đường, bất động sản. Trước khi rút khỏi Sacombank, ông Thành là người dẫn dắt ngân hàng này phát triển trong 20 năm từ hợp tác xã tín dụng Thành Công. Ảnh: Infornet. |
|
Trong khi đó bà Ngọc từng được ví là nữ hoàng mía đường với việc điều hành tập đoàn mía đường có tầm ảnh hưởng lớn là Thành Thành Công. Thành Thành Công được ông Thành sáng lập từ 26 năm trước với xuất phát điểm là doanh nghiệp kinh doanh cồn, mật rỉ. Qua các thương vụ mua bán sáp nhập, Thành Thành Công hiện nắm cổ phần lớn tại Đường Biên Hòa, đường Bourbon Tây Ninh, Đường Ninh Hòa,.. cũng như tham gia vào bất động sản, du lịch, năng lượng và đầu tư tài chính. Ảnh: Lady Luxury. |
|
Tính đến năm 2014 tập đoàn này có 19 công ty con, 3 công ty liên kết, đóng góp ngân sách năm này đạt gần 500 tỷ đồng. Con gái Đặng Huỳnh Ức Mi của ông Thành hiện là người kế nghiệp và giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty Đầu tư Thành Thành Công, thành viên Hội đồng quản trị Đường Biên Hòa. Ảnh: báo Đầu tư. |
|
4. Gốm sứ Minh Long
Được mệnh danh là công ty gốm sứ số 1 Việt Nam, Minh Long là thương hiệu lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn gây tiếng vang trên thế giới. Công ty này được ông Lý Ngọc Minh và người bạn là Dương Văn Long thành lập năm 1970. Năm 1990, Minh Long là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên nhận được giấy phép xuất khẩu. Trong 5 năm sau, tỷ trọng xuất khẩu của công ty có lúc chiếm 98% sản lượng. Sau này Minh Long tách thành Minh Long 1 và Minh Long 2, ông Dương Văn Long đi theo hướng sứ công nghiệp. Ảnh: congthongtinhvnclc.vn. |
|
Được biết, ông Minh không phải là người duy nhất trong gia đình theo đuổi nghiệp gốm sứ. Những người em ông cùng con cái cũng theo đuổi nghiệp kinh doanh của dòng tộc. Em kế ông là Lý Ngọc Bạch thành công khi chuyển sang sản xuất gốm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của đối tác Nhật Bản và IKEA, em gái cùng mẹ khác cha Phùng Thị Vạn chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành gốm sứ. Bốn người con của ông là Lý Huy Sáng, Lý Huy Đạt, Lý Khả Trân, Lý Huy Bửu đều tham gia vào các hoạt động điều hành của Minh Long 1. Ảnh: Đất Việt. |
|
5. Tập đoàn Kinh Đô
Từ một xưởng sản xuất nhỏ, hai anh em gốc Hoa Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên gây dựng nên tên tuổi Kinh Đô trong ngành thực phẩm. Bước đột phá của Kinh Đô đến từ việc 2 doanh nhân này đầu tư dây chuyền công nghiệp để sản xuất bánh trung thu- mặt hàng đem về phần lớn doanh thu cho mảng bánh kẹo của tập đoàn này. Kinh Đô còn nổi tiếng với việc mua lại thương hiệu kem Wall’s của Unilever. Ảnh: Trí thức trẻ. |
|
Không chỉ là một trong những công ty lớn nhất ngành thực phẩm tại Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập, Kinh Đô đã là một trong những công ty theo mô hình "gia đình trị". Góp mặt trong HĐQT của công ty này có anh em doanh nhân Trần Kim Thành là Trần Lệ Nguyên, Trần Quốc Nguyên; vợ của ông Trần Kim Thành - bà Vương Bửu Linh và vợ của ông Trần Lệ Nguyên - bà Vương Ngọc Xiềm. Ảnh: Trí thức trẻ. |
|
6. Ngân hàng TMCP Á Châu
Theo BizLIVE, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang là ngân hàng có nhiều thành viên gia đình tham gia trong khối ngân hàng với sự trở lại của ông Trần Mộng Hùng sau sự cố Bầu Kiên, chấn động ngành ngân hàng tháng 8/2012. Đáng chú ý là cả 5 thành viên trong gia đình ông Trần Mộng Hùng đều có tên trong top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2016. Ảnh: Trí thức trẻ. |
|
Trong đó, thông tin trên Trí thức trẻ cho hay, ông Trần Mộng Hùng, thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng ACB cùng vợ là bà Đặng Thu Thủy, cũng là thành viên HĐQT ACB, mỗi người có hơn 200 tỷ đồng tính theo lượng cổ phiếu ACB đang nắm giữ tại thời điểm cuối năm 2016. 3 người con của ông Hùng bà Thủy là Trần Hùng Huy – chủ tịch ACB, và Trần Đặng Thu Thảo, Trần Minh Hoàng cũng là những người có tên trong danh sách top 100 giàu nhất, trong đó ông Huy có tài sản 557 tỷ đồng, xếp thứ 45 trong bảng xếp hạng và 2 người con còn lại mỗi người cũng có hơn 200 tỷ. Ảnh: acb.com.vn. |
|
7. Tập đoàn Liên Thái Bình Dương
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn sinh năm 1951 tại Nha Trang, đến năm 1974 sang định cư tại Philippines. Khoảng chục năm sau, ông là người có nhiều nỗ lực đàm phán mở tuyến bay chính thức giữa Việt Nam và Philippines. Hệ thống Imex Pan Pacific hiện là nhà phân phối của nhiều thương hiệu cao cấp như rượu Moet-Hennessy, Camus; nước hoa Chanel; các nhãn hàng thời trang Burberry, Nike, CK, Salvatore Ferragamo, Versace…ẢNh: Internet. |
|
Cũng như là đối tác nhận nhượng quyền của nhiều chuỗi nhà hàng như Thai Village, Illy Café, Burger King, Domino Piazza… Vợ và các con của ông hiện cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh của IPP. Ngoài ra chị em gái của ông cũng đang là người điều hành chuỗi siêu thị Citimart và Maximark. Ảnh: Afamily.vn. |
Bảo Ngọc (Tổng hợp)