Theo phong thủy, gỗ cây thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng thủy tùng xanh hoặc thủy tùng đỏ làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia đình. Tùy vào vân, gỗ hàng gốc hay hàng thân mà giá các sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây thủy tùng có giá khác nhau. Gỗ thủy tùng thường được điêu khắc thành tượng Phật Di lặc, các bức tượng Phật khổng lồ với nhiều hình dáng mang ý nghĩa phong thủy có giá vài trăm triệu đồng.
Xuất hiện cách đây hai năm, bức tượng Di Lặc gỗ thủy tùng này nặng khoảng 1,5 tấn, chiều cao 1,3m và đường kính 1,3m, đã có người trả giá đến nửa tỷ đồng với mong muốn sở hữu bức tượng này.
Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.
Bức tượng Di lặc cưỡi kỳ lân vân chuối “siêu khủng” của anh Thắng (Chủ gỗ quý Nhật Quang) cao 1m60, rộng 60cm. Điểm nhấn của bức tượng nằm ở khuôn mặt, được coi là nơi hội tụ nhiều tài lộc và may mắn, các vân chuối được xoáy vào vùng vân trán, má, mũi, cằm…
Điểm phân biệt giữa các loại gỗ chính là vân gỗ, mùi gỗ và sức nặng của khối gỗ. Gỗ thuỷ tùng có 2 loại là vân chuối và vân báo, mùi thơm nhẹ, gỗ chắc và khá nặng. Lục bình vân chuối này cao 1.27m, đường kính 42cm, có giá khoảng 50 triệu đồng. (Ảnh: hoangviet.net)
Đôi lộc bình thủy tùng nguyên khối cao 1m70 được chế tác tinh xảo, các đường vân uống lượn đẹp mắt.
Ngoài ra, gỗ thủy tùng còn được dùng để chế tác các sản phẩm khác. Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ cao 45cm, rộng 14cm này có giá 12,5 triệu đồng. (Ảnh: vatgia)
Bộ Ấm Trà làm từ gỗ thủy tùng này thuộc sở hữu bởi anh Chiến sống tại Hà Nội, đây là một trong những sản phẩm độc đáo mà anh sưu tầm trong một lần ghế thăm Đắk Lắk. (Ảnh: gothuytung).
Vòng tay làm từ gỗ thủy tùng được ưu chuộng trong thời gian gần đây có giá vài trăm nghìn đồng. (Ảnh: dothohongthang).
Theo phong thủy, gỗ cây thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng thủy tùng xanh hoặc thủy tùng đỏ làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia đình. Tùy vào vân, gỗ hàng gốc hay hàng thân mà giá các sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây thủy tùng có giá khác nhau. Gỗ thủy tùng thường được điêu khắc thành tượng Phật Di lặc, các bức tượng Phật khổng lồ với nhiều hình dáng mang ý nghĩa phong thủy có giá vài trăm triệu đồng.
Xuất hiện cách đây hai năm, bức tượng Di Lặc gỗ thủy tùng này nặng khoảng 1,5 tấn, chiều cao 1,3m và đường kính 1,3m, đã có người trả giá đến nửa tỷ đồng với mong muốn sở hữu bức tượng này.
Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.
Bức tượng Di lặc cưỡi kỳ lân vân chuối “siêu khủng” của anh Thắng (Chủ gỗ quý Nhật Quang) cao 1m60, rộng 60cm. Điểm nhấn của bức tượng nằm ở khuôn mặt, được coi là nơi hội tụ nhiều tài lộc và may mắn, các vân chuối được xoáy vào vùng vân trán, má, mũi, cằm…
Điểm phân biệt giữa các loại gỗ chính là vân gỗ, mùi gỗ và sức nặng của khối gỗ. Gỗ thuỷ tùng có 2 loại là vân chuối và vân báo, mùi thơm nhẹ, gỗ chắc và khá nặng. Lục bình vân chuối này cao 1.27m, đường kính 42cm, có giá khoảng 50 triệu đồng. (Ảnh: hoangviet.net)
Đôi lộc bình thủy tùng nguyên khối cao 1m70 được chế tác tinh xảo, các đường vân uống lượn đẹp mắt.
Ngoài ra, gỗ thủy tùng còn được dùng để chế tác các sản phẩm khác. Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ cao 45cm, rộng 14cm này có giá 12,5 triệu đồng. (Ảnh: vatgia)
Bộ Ấm Trà làm từ gỗ thủy tùng này thuộc sở hữu bởi anh Chiến sống tại Hà Nội, đây là một trong những sản phẩm độc đáo mà anh sưu tầm trong một lần ghế thăm Đắk Lắk. (Ảnh: gothuytung).
Vòng tay làm từ gỗ thủy tùng được ưu chuộng trong thời gian gần đây có giá vài trăm nghìn đồng. (Ảnh: dothohongthang).