Cây thủy tùng Việt Nam là cây đặc hữu được xếp vào diện cần bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có ba khu vực còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Trong đó Việt Nam là nước có số lượng thủy tùng còn lại nhiều nhất, phân bố ở ba địa điểm gồm hồ Ea Răl, rừng đặc dụng Trấp Ksơr và thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk.Cây thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loài cây có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, môi trường và có tên ghi trong Sách đỏ Việt Nam, được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, là một trong 10 loài thông được ưu tiên bảo tồn.Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30 m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m.Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.Như tên gọi, thủy tùng hay thông nước là loài mọc dưới nước hay ven nước, có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loài cây dạng thông khác, do đó nhiều người bị nhầm lẫn hay bị lừa khi mua nhầm phải sản phẩm từ gỗ thông. Nhưng nếu đã tiếp xúc nhiều thì rất dễ nhận biết do gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ giống gỗ sưa (trắc thối), lúc nào cũng tiết ra nhựa, mặc dù đã làm ra sản phẩm. Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ.Tháng 1/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk từng phê duyệt Đề án bảo tồn loài sinh cảnh thủy tùng giai đoạn 2010-2015. Theo đó, tỉnh đã thành lập 2 Ban quản lý ở Khu bảo tồn xã Ea Ral với diện tích 49 ha và Trấp K’sor với 61,6ha.Số cây thủy tùng hiện còn trong các Khu bảo tồn Ea Ral và Trấp Ksor là quần thể nhỏ với mật độ 40-50 cây/1.000m2 nên không thể thụ phấn được, vì vậy hạt thủy tùng không thể nảy mầm, các quần thể thủy tùng đã và đang bị thoái hóa.Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, tại huyện Ea H’leo, Khu bảo tồn Ea Ral thủy tùng chỉ còn 219 cây và huyện Krông Năng trong Khu bảo tồn Trấp K’sor còn 31 cây.Phần lớn các cá thể thủy tùng đang già cỗi, sức sinh trưởng kém, cành lá thưa thớt. Hàng năm cây vẫn ra hoa, đậu quả nhưng đều cho hạt lép. Như vậy loài cây này đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.Ngoài giá trị về kinh tế, thủy tùng còn có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường. Loài cây này có thể đưa vào trồng ở nhiều hệ sinh thái khác nhau như hồ đập, bờ sông, rừng đầu nguồn… nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các chuyên gia cũng đề xuất, thủy tùng là loài cổ thực vật, theo thời gian, môi trường sống thay đổi nên cây bị thoái hóa. Thay vì cố chống lại quy luật tự nhiên, cần tập trung nhân giống bảo vệ chúng.
Cây thủy tùng Việt Nam là cây đặc hữu được xếp vào diện cần bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có ba khu vực còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Trong đó Việt Nam là nước có số lượng thủy tùng còn lại nhiều nhất, phân bố ở ba địa điểm gồm hồ Ea Răl, rừng đặc dụng Trấp Ksơr và thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk.
Cây thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loài cây có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, môi trường và có tên ghi trong Sách đỏ Việt Nam, được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, là một trong 10 loài thông được ưu tiên bảo tồn.
Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30 m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m.
Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.
Như tên gọi, thủy tùng hay thông nước là loài mọc dưới nước hay ven nước, có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loài cây dạng thông khác, do đó nhiều người bị nhầm lẫn hay bị lừa khi mua nhầm phải sản phẩm từ gỗ thông. Nhưng nếu đã tiếp xúc nhiều thì rất dễ nhận biết do gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ giống gỗ sưa (trắc thối), lúc nào cũng tiết ra nhựa, mặc dù đã làm ra sản phẩm. Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ.
Tháng 1/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk từng phê duyệt Đề án bảo tồn loài sinh cảnh thủy tùng giai đoạn 2010-2015. Theo đó, tỉnh đã thành lập 2 Ban quản lý ở Khu bảo tồn xã Ea Ral với diện tích 49 ha và Trấp K’sor với 61,6ha.
Số cây thủy tùng hiện còn trong các Khu bảo tồn Ea Ral và Trấp Ksor là quần thể nhỏ với mật độ 40-50 cây/1.000m2 nên không thể thụ phấn được, vì vậy hạt thủy tùng không thể nảy mầm, các quần thể thủy tùng đã và đang bị thoái hóa.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, tại huyện Ea H’leo, Khu bảo tồn Ea Ral thủy tùng chỉ còn 219 cây và huyện Krông Năng trong Khu bảo tồn Trấp K’sor còn 31 cây.
Phần lớn các cá thể thủy tùng đang già cỗi, sức sinh trưởng kém, cành lá thưa thớt. Hàng năm cây vẫn ra hoa, đậu quả nhưng đều cho hạt lép. Như vậy loài cây này đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ngoài giá trị về kinh tế, thủy tùng còn có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường. Loài cây này có thể đưa vào trồng ở nhiều hệ sinh thái khác nhau như hồ đập, bờ sông, rừng đầu nguồn… nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các chuyên gia cũng đề xuất, thủy tùng là loài cổ thực vật, theo thời gian, môi trường sống thay đổi nên cây bị thoái hóa. Thay vì cố chống lại quy luật tự nhiên, cần tập trung nhân giống bảo vệ chúng.