Ngay giữa Thủ đô, làng Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) không chỉ có nghề làm tăm hương truyền thống mà còn được nhiều người biết đến bởi người dân nơi đây làm giàu bằng thứ nghề "độc nhất, vô nhị" - mổ xác xe máy. Ảnh: VNN.Nghề mổ xe đã tồn tại ở đây gần chục năm nay. Mỗi ngày, những người thợ ở làng Xà Cầu khai tử hàng trăm chiếc xe máy. Những chiếc xe máy cũ hỏng được tháo rời và tận dụng hết mọi bộ phận để bán. Ảnh: Kinh tế Đô thị.Những thứ còn dùng được, người thợ sẽ "mông má" lại rồi bán cho các cơ sở sửa chữa xe máy. Những bộ phận như vành, nan hoa, khung sắt, lốc máy...thì được bán cho các đại lý nhựa tái chế. Ảnh: Việt Nam Mới.
Ngược lên Vĩnh Phúc, tới làng Tề Lỗ (xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc), tận mắt chứng kiến hàng trăm công trường ngổn ngang sắt thép, máy của đủ mọi loại phương tiện, từ máy xúc, ô tô, xe máy, động cơ các loại… mới hiểu tại sao nhiều người gọi đây là “ngôi làng đập phá xe lớn nhất miền Bắc”. Ảnh: Soha.Bãi “mổ” xe nào cũng ngồn ngộn sắt thép, hai bên đường chất đống ngổn ngang ôtô, xe máy, máy xúc, máy ủi các loại… Cả ngàn chiếc xe mang đủ biển số từ Bắc chí Nam… Ảnh: Tiền Phong.Chủ “bãi” tân trang lại, thay thế phụ tùng rồi đem bán với giá gấp rưỡi, gấp đôi thậm chí gấp ba giá họ mua vào. Những xe nào “nát” quá thì sẽ được đem “mổ” để lấy phụ tùng. Ảnh: sinhvienctv.Từ một địa phương thuần nông, nghèo đói giờ Tề Lỗ đã thay đổi trở thành một nơi có mức sống cao nhất nhì Vĩnh Phúc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.Thôn Thuyền (xã Dĩnh Trì, Tp.Bắc Giang) hay được gọi là “làng đồng nát” nay nhiều gia đình đã phất lên nhanh như diều gặp gió nhờ nghề thu mua xe máy, ô tô cũ. Ảnh: Bảo Bắc Giang.Diện tích kho bãi lên vài nghìn mét vuông, những đống sắt vụn chất cao như núi, khắp nơi một màu nâu xỉn. Ảnh: Công Lý.
Hồi đầu mới làm nghề, nhà nào cũng chất đống sắt vụn đầy sân, ngoài vườn mặc cho hoen gỉ để chờ đủ chuyến mới gom lại mang đi tiêu thụ. Sau đó một số nhà có vốn đứng ra làm đại lý, thu mua lại của những người đi mua nhỏ lẻ rồi mua những món hàng to hơn, giá trị hơn. Ảnh: Tiền Phong.
Làng Quan Độ (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) ban đầu chỉ gồm một vài hộ thu mua máy móc thanh lý về mổ, xẻ, phân loại để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề tái chế nhôm, đồng… Nhưng đến nay, toàn thôn Quan Độ có khoảng hơn 100 hộ làm đầu mối thu mua phế liệu và khoảng 30-40 doanh nghiệp hoạt động trong nghề mổ xe. Ảnh: Zing.Chỉ bằng những công cụ thô sơ như búa đục, cuốc chim và xà beng hay hiện đại lắm là chiếc đèn khò, những chiếc máy bay đã được những "thợ xẻ" (những người tháo dỡ các chi tiết máy bay) phân loại đâu ra đấy nhiều nhất vẫn là nhôm, được đưa vào lò đúc thành khối hoặc đúc ngay thành nồi ngay tại làng. Ảnh: Báo Bắc Ninh.
Ngay giữa Thủ đô, làng Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) không chỉ có nghề làm tăm hương truyền thống mà còn được nhiều người biết đến bởi người dân nơi đây làm giàu bằng thứ nghề "độc nhất, vô nhị" - mổ xác xe máy. Ảnh: VNN.
Nghề mổ xe đã tồn tại ở đây gần chục năm nay. Mỗi ngày, những người thợ ở làng Xà Cầu khai tử hàng trăm chiếc xe máy. Những chiếc xe máy cũ hỏng được tháo rời và tận dụng hết mọi bộ phận để bán. Ảnh: Kinh tế Đô thị.
Những thứ còn dùng được, người thợ sẽ "mông má" lại rồi bán cho các cơ sở sửa chữa xe máy. Những bộ phận như vành, nan hoa, khung sắt, lốc máy...thì được bán cho các đại lý nhựa tái chế. Ảnh: Việt Nam Mới.
Ngược lên Vĩnh Phúc, tới làng Tề Lỗ (xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc), tận mắt chứng kiến hàng trăm công trường ngổn ngang sắt thép, máy của đủ mọi loại phương tiện, từ máy xúc, ô tô, xe máy, động cơ các loại… mới hiểu tại sao nhiều người gọi đây là “ngôi làng đập phá xe lớn nhất miền Bắc”. Ảnh: Soha.
Bãi “mổ” xe nào cũng ngồn ngộn sắt thép, hai bên đường chất đống ngổn ngang ôtô, xe máy, máy xúc, máy ủi các loại… Cả ngàn chiếc xe mang đủ biển số từ Bắc chí Nam… Ảnh: Tiền Phong.
Chủ “bãi” tân trang lại, thay thế phụ tùng rồi đem bán với giá gấp rưỡi, gấp đôi thậm chí gấp ba giá họ mua vào. Những xe nào “nát” quá thì sẽ được đem “mổ” để lấy phụ tùng. Ảnh: sinhvienctv.
Từ một địa phương thuần nông, nghèo đói giờ Tề Lỗ đã thay đổi trở thành một nơi có mức sống cao nhất nhì Vĩnh Phúc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.
Thôn Thuyền (xã Dĩnh Trì, Tp.Bắc Giang) hay được gọi là “làng đồng nát” nay nhiều gia đình đã phất lên nhanh như diều gặp gió nhờ nghề thu mua xe máy, ô tô cũ. Ảnh: Bảo Bắc Giang.
Diện tích kho bãi lên vài nghìn mét vuông, những đống sắt vụn chất cao như núi, khắp nơi một màu nâu xỉn. Ảnh: Công Lý.
Hồi đầu mới làm nghề, nhà nào cũng chất đống sắt vụn đầy sân, ngoài vườn mặc cho hoen gỉ để chờ đủ chuyến mới gom lại mang đi tiêu thụ. Sau đó một số nhà có vốn đứng ra làm đại lý, thu mua lại của những người đi mua nhỏ lẻ rồi mua những món hàng to hơn, giá trị hơn. Ảnh: Tiền Phong.
Làng Quan Độ (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) ban đầu chỉ gồm một vài hộ thu mua máy móc thanh lý về mổ, xẻ, phân loại để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề tái chế nhôm, đồng… Nhưng đến nay, toàn thôn Quan Độ có khoảng hơn 100 hộ làm đầu mối thu mua phế liệu và khoảng 30-40 doanh nghiệp hoạt động trong nghề mổ xe. Ảnh: Zing.
Chỉ bằng những công cụ thô sơ như búa đục, cuốc chim và xà beng hay hiện đại lắm là chiếc đèn khò, những chiếc máy bay đã được những "thợ xẻ" (những người tháo dỡ các chi tiết máy bay) phân loại đâu ra đấy nhiều nhất vẫn là nhôm, được đưa vào lò đúc thành khối hoặc đúc ngay thành nồi ngay tại làng. Ảnh: Báo Bắc Ninh.