1. Phạm Nhật Vượng
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, là một doanh nhân người Việt Nam. Ông được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng). Ảnh: Đất Việt.Trong ngày 20/3/2017, Forbes xếp ông Phạm Nhật Vượng ở vị trí thứ 867 những người giàu nhất thế giới, tăng 144 bậc so với năm 2016, với tổng tài sản 2,4 tỷ USD, tăng 0,64 tỷ USD so với năm ngoái và tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Ảnh: Zing.Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ảnh: vietnamfinance.vn.Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng. Ảnh: VTC News.Mặc dù cái tên Phạm Nhật Vượng thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người. Vị đại gia này rất khiêm nhường và vô cùng kiệm lời. Mọi thông tin về ông, cho đến giờ, phần nhiều là từ sự bàn tán sau những công trình, dự án “khủng” mà Vingroup không ngừng dựng xây trong hơn 10 năm qua. Ảnh: Reatimes. 2. Đoàn Nguyên Đức
Ông Đoàn Nguyên Đức có biệt danh là Bầu Đức (sinh 1962), quê quán tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là người Việt nổi tiếng như là một "ông bầu" trong làng bóng đá và là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai. Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Ảnh: VOV.Tính theo mức tăng của thị giá cổ phiếu HAG, kể từ đầu năm 2017 đến nay, khối tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL - trên sàn chứng khoán đã tăng hơn 1.500 tỷ đồng, đạt 3.478 tỷ đồng. Ông Đức hiện xếp thứ 8 trong số những người giàu nhất và kém người xếp thứ 7 là bà Nguyễn Thúy Hằng - Phó chủ tịch HĐQT Vingroup - chưa đến 30 tỷ đồng. Ảnh: Techz.vn.Mặc dù là một trong số những đại gia giàu nhất Việt Nam, nhưng ông Đức lại có một phong cách ăn mặc đi cùng năm tháng. Trái ngược hoàn toàn với các đại gia khác thường chú trọng vào phong cách ăn mặc của mình khi đi ra ngoài thì Bầu Đức lại có một phong cách ăn mặc rất đơn giản, phóng khoáng, không hề cầu kì kiểu cách. Ảnh: Vietnamnet.Hầu như lúc nào ông cũng xuất hiện với hình ảnh “tuềnh toàng” và khá bụi bặm, họa hoằn lắm mới thấy ông diện sơ-mi, caravat, còn lại trang phục của ông chỉ là áo phông, quần jean và giầy thể thao. Ảnh: ĐSPL.Phong cách ăn mặc của đại gia phố núi không hề thay đổi sau nhiều năm bươn trải trên thương trường. Kể cả bây giờ khi đã nắm trong tay một khối tài sản kếch xù thì phong cách ăn mặc của vị đại gia này vẫn như vậy, đơn giản và phong trần như chính con người ông. Kiểu thời trang này được ông ưa chuộng từ thời trẻ cho đến tận bây giờ - khi ông đã bước sang độ tuổi xấp xỉ ngũ tuần. Ảnh: doanhnhanduongthoi.vn. 3. Nguyễn Khắc Thành
Đại gia Nguyễn Khắc Thành sinh năm 1964, ông gia nhập FPT năm 1991. Ông tốt nghiệp cử nhân Toán tại ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva Lomonosov (MGU) năm 1987 và hoàn thành luận án Phó Tiến sỹ Toán Lý của trường này năm 1990. Ảnh: ĐSPL.Cuối năm 2006, trong "cơn cuồng điên" của thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau một đêm, rất nhiều người tại FPT, trong đó có ông Nguyễn Khắc Thành đã trở thành triệu phú đôla. Vào lúc cao điểm, số tài sản bằng cổ phiếu FPT của ông Thành trị giá khoảng 40 triệu USD. Ảnh: NĐT.Nếu bán một phần số cổ phiếu mà mình nắm giữ, ông Thành sẽ có một đống tiền nhưng mọi người vẫn thấy ông chẳng có gì thay đổi. Dù trở thành một triệu phú đô la nhưng ông Nguyễn Khắc Thành vẫn ở căn hộ trên tầng 16 tại một chung cư cũ, vẫn đi chiếc xe máy cũ được mua giảm giá, chi tiêu tiết kiệm. Ảnh: ĐSPL.Đại gia Nguyễn Khắc Thành tâm sự: "Nếu mình chơi với ông nào đó có cái xe đẹp mà mình phải có cái đẹp hơn thì khổ lắm, suốt đời khổ. Xe máy mình đi vẫn tốt, có hỏng hóc gì đâu, làm sao mà phải đổi? Còn nhà thì đang ở rất thoải mái đổi làm gì?...". Ảnh: VTC News. 5. Vũ Văn Tiền
Đại gia Vũ Văn Tiền (sinh 1959) trong gia đình không mấy khá giả ở Thái Bình. Ông tốt nghiệp kỹ sư Học viện kỹ thuật quân sự, cử nhân kinh tế Đại học kinh tế quốc dân. Sau tốt nghiệp, ông làm việc tại Tổng công ty Vật tư nông nghiệp, sau đó tách ra mở công ty tư nhân. Ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai và có 3 cô con gái. Ảnh: Internet.Trong lĩnh vực địa ốc, đại gia Vũ Văn Tiền còn gọi là "Tiền Còi" nổi lên như một tỷ phú đô la với hàng loạt dự án BĐS đình đám như Khu đô thị Geleximco – Lê Trọng Tấn 135 ha nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông. Phần lớn đất thương phẩm đã bán ra thị trường những năm 2007-2011, hiện không còn nhiều biệt thự và liền kề, chỉ còn khu chung cư cao tầng. Ảnh: Đầu tư.Hay như dự án khác là Thành phố giao lưu Geleximco hợp tác cùng với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Quốc tế Vigeba và Tập đoàn Bảo Việt. Khu đô thị nằm có vị trí rất đắc địa tại địa chỉ số 234 đường Phạm Văn Đồng (sát cạnh Bộ Công an mới) quy mô 95ha gồm có khu biệt thự, nhà phố liền kề, khu tổ hợp chung cư, hồ điều hòa, và các công trình công cộng khác,… Ảnh: NĐT.Mặc dù từng được xem là một trong những người giàu nhất Việt Nam, nhưng doanh nhân Vũ Văn Tiền được giới doanh nhân đánh giá là có cuộc sống giản dị, không siêu xe, hàng hiệu và không những bữa tiệc đình đám. Ảnh: Đầu tư.
1. Phạm Nhật Vượng
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, là một doanh nhân người Việt Nam. Ông được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng). Ảnh: Đất Việt.
Trong ngày 20/3/2017, Forbes xếp ông Phạm Nhật Vượng ở vị trí thứ 867 những người giàu nhất thế giới, tăng 144 bậc so với năm 2016, với tổng tài sản 2,4 tỷ USD, tăng 0,64 tỷ USD so với năm ngoái và tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Ảnh: Zing.
Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ảnh: vietnamfinance.vn.
Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng. Ảnh: VTC News.
Mặc dù cái tên Phạm Nhật Vượng thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người. Vị đại gia này rất khiêm nhường và vô cùng kiệm lời. Mọi thông tin về ông, cho đến giờ, phần nhiều là từ sự bàn tán sau những công trình, dự án “khủng” mà Vingroup không ngừng dựng xây trong hơn 10 năm qua. Ảnh: Reatimes.
2. Đoàn Nguyên Đức
Ông Đoàn Nguyên Đức có biệt danh là Bầu Đức (sinh 1962), quê quán tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là người Việt nổi tiếng như là một "ông bầu" trong làng bóng đá và là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai. Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Ảnh: VOV.
Tính theo mức tăng của thị giá cổ phiếu HAG, kể từ đầu năm 2017 đến nay, khối tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL - trên sàn chứng khoán đã tăng hơn 1.500 tỷ đồng, đạt 3.478 tỷ đồng. Ông Đức hiện xếp thứ 8 trong số những người giàu nhất và kém người xếp thứ 7 là bà Nguyễn Thúy Hằng - Phó chủ tịch HĐQT Vingroup - chưa đến 30 tỷ đồng. Ảnh: Techz.vn.
Mặc dù là một trong số những đại gia giàu nhất Việt Nam, nhưng ông Đức lại có một phong cách ăn mặc đi cùng năm tháng. Trái ngược hoàn toàn với các đại gia khác thường chú trọng vào phong cách ăn mặc của mình khi đi ra ngoài thì Bầu Đức lại có một phong cách ăn mặc rất đơn giản, phóng khoáng, không hề cầu kì kiểu cách. Ảnh: Vietnamnet.
Hầu như lúc nào ông cũng xuất hiện với hình ảnh “tuềnh toàng” và khá bụi bặm, họa hoằn lắm mới thấy ông diện sơ-mi, caravat, còn lại trang phục của ông chỉ là áo phông, quần jean và giầy thể thao. Ảnh: ĐSPL.
Phong cách ăn mặc của đại gia phố núi không hề thay đổi sau nhiều năm bươn trải trên thương trường. Kể cả bây giờ khi đã nắm trong tay một khối tài sản kếch xù thì phong cách ăn mặc của vị đại gia này vẫn như vậy, đơn giản và phong trần như chính con người ông. Kiểu thời trang này được ông ưa chuộng từ thời trẻ cho đến tận bây giờ - khi ông đã bước sang độ tuổi xấp xỉ ngũ tuần. Ảnh: doanhnhanduongthoi.vn.
3. Nguyễn Khắc Thành
Đại gia Nguyễn Khắc Thành sinh năm 1964, ông gia nhập FPT năm 1991. Ông tốt nghiệp cử nhân Toán tại ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva Lomonosov (MGU) năm 1987 và hoàn thành luận án Phó Tiến sỹ Toán Lý của trường này năm 1990. Ảnh: ĐSPL.
Cuối năm 2006, trong "cơn cuồng điên" của thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau một đêm, rất nhiều người tại FPT, trong đó có ông Nguyễn Khắc Thành đã trở thành triệu phú đôla. Vào lúc cao điểm, số tài sản bằng cổ phiếu FPT của ông Thành trị giá khoảng 40 triệu USD. Ảnh: NĐT.
Nếu bán một phần số cổ phiếu mà mình nắm giữ, ông Thành sẽ có một đống tiền nhưng mọi người vẫn thấy ông chẳng có gì thay đổi. Dù trở thành một triệu phú đô la nhưng ông Nguyễn Khắc Thành vẫn ở căn hộ trên tầng 16 tại một chung cư cũ, vẫn đi chiếc xe máy cũ được mua giảm giá, chi tiêu tiết kiệm. Ảnh: ĐSPL.
Đại gia Nguyễn Khắc Thành tâm sự: "Nếu mình chơi với ông nào đó có cái xe đẹp mà mình phải có cái đẹp hơn thì khổ lắm, suốt đời khổ. Xe máy mình đi vẫn tốt, có hỏng hóc gì đâu, làm sao mà phải đổi? Còn nhà thì đang ở rất thoải mái đổi làm gì?...". Ảnh: VTC News.
5. Vũ Văn Tiền
Đại gia Vũ Văn Tiền (sinh 1959) trong gia đình không mấy khá giả ở Thái Bình. Ông tốt nghiệp kỹ sư Học viện kỹ thuật quân sự, cử nhân kinh tế Đại học kinh tế quốc dân. Sau tốt nghiệp, ông làm việc tại Tổng công ty Vật tư nông nghiệp, sau đó tách ra mở công ty tư nhân. Ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai và có 3 cô con gái. Ảnh: Internet.
Trong lĩnh vực địa ốc, đại gia Vũ Văn Tiền còn gọi là "Tiền Còi" nổi lên như một tỷ phú đô la với hàng loạt dự án BĐS đình đám như Khu đô thị Geleximco – Lê Trọng Tấn 135 ha nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông. Phần lớn đất thương phẩm đã bán ra thị trường những năm 2007-2011, hiện không còn nhiều biệt thự và liền kề, chỉ còn khu chung cư cao tầng. Ảnh: Đầu tư.
Hay như dự án khác là Thành phố giao lưu Geleximco hợp tác cùng với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Quốc tế Vigeba và Tập đoàn Bảo Việt. Khu đô thị nằm có vị trí rất đắc địa tại địa chỉ số 234 đường Phạm Văn Đồng (sát cạnh Bộ Công an mới) quy mô 95ha gồm có khu biệt thự, nhà phố liền kề, khu tổ hợp chung cư, hồ điều hòa, và các công trình công cộng khác,… Ảnh: NĐT.
Mặc dù từng được xem là một trong những người giàu nhất Việt Nam, nhưng doanh nhân Vũ Văn Tiền được giới doanh nhân đánh giá là có cuộc sống giản dị, không siêu xe, hàng hiệu và không những bữa tiệc đình đám. Ảnh: Đầu tư.