1. Phạm Nhật Vượng - Phạm Thu Hương
Cặp vợ chồng đại gia Việt tài giỏi đầu tiên phải kể đến vợ chồng ông Phạm Nhật vượng - bà Phạm Thu Hương. Là đồng môn cùng trường đại học tại Nga và cùng là những cổ đông sáng lập tập đoàn Technocom tại Ukraine, hai vợ chồng tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam Phạm Nhật Vượng - Phạm Thu Hương là một trong những cặp đôi quyền lực nhất giới doanh nhân Việt Nam. Ảnh: Homedy.com.Theo cập nhật của tạp chí Forbes đến ngày 5/1/2017, Việt Nam vẫn chỉ có duy nhất 1 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Với khối tài ròng 2,2 tỷ USD, hiện tại ông Vượng là tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam và giàu thứ 1011 thế giới. Ảnh: Đất việt.Trong năm 2016, ông Vượng đã tăng khoảng 400 triệu USD tài sản và tăng 107 bậc so với năm 2015 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Ảnh: Zing.Còn bà Phạm Thị Hương (vợ ông Vượng) là người phụ nữ rất kín tiếng và chưa từng để lộ hình ảnh với công chúng. Bà là Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup và đã cùng chồng gây dựng tập đoàn này trở thành một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Internet.Tính đến thời điểm hiện tại, bà Hương nắm giữ tổng số tài sản hơn 5.555 tỷ đồng. xếp thứ 2 trong top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017. Ảnh: ĐSPL. 2. Trịnh Văn Quyết - Lê Thị Ngọc Diệp
Tính tới phiên giao dịch 30/12, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC và bà Lê Thị Ngọc Diệp đứng đầu danh sách cặp vợ chồng giàu nhất trên TTCK. Ảnh: Vietnamnet.Tới cuối 2016, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu gần 290 triệu cổ phiếu ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros), hơn 114 triệu cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC)… trị giá tổng cộng hơn 33 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) là và người đứng đầu trong danh sách 10 người giàu nhất trên TTCK. Ảnh: Internet.Vợ ông Quyết - bà Lê Thị Ngọc Diệp sở hữu hơn 20 triệu cổ phiếu ROS, trị giá gần 2,3 ngàn tỷ đồng. Ảnh: VietQ.Tổng cộng, 2 vợ chồng ông Quyết và bà Diệp nắm giữ khối lượng cổ phiếu trị giá khoảng 36 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD). Ảnh: Tiền phong. 3. Nguyễn Đăng Quang – Nguyễn Hoàng Yến
Cũng là một trong những doanh nhân Việt khởi nghiệp và thành công từ Đông Âu, ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang là Chủ tịch HĐQT một trong những tập đoàn đa ngành có sức ảnh hưởng lớn nhất nước: Masan Group (MSN). Người bạn đời sát cánh cùng ông Quang cả trong cuộc sống và công việc là bà Nguyễn Hoàng Yến – Thành viên HĐQT Masan Group.Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chỉ sở hữu 10 cổ phiếu MSN, tương đương 660.000 đồng tính theo thị giá ngày 24/10/2016. Ảnh: Zing.Tuy nhiên, ông lại gián tiếp sở hữu tới 242.921.247 cổ phiếu MSN (32,53%) thông qua công ty con là CTCP Masan (Masan Corp). Ảnh: Internet.Còn bà Hoàng Yến - vợ ông Quang, nắm giữ 28.276.823 cổ phiếu Masan Group, chiếm tỷ lệ 3,79% vốn điều lệ của Masan Group tính đến ngày 30/06/2016. Theo giá trị giao dịch cổ phiếu Masan Group sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11/2016, tài sản của bà Hoàng Yến tại Masan Group là 1.806 tỷ đồng. Ảnh: doanhnhansaigon.vnCòn tại Masan Consumer, bà Hoàng Yến nắm giữ 261.335 cổ phiếu, chiếm 0,05% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Đến tháng 1/2016, Masan Consumer Holdings đã chi hơn 17.470 tỷ đồng (780 triệu USD) để mua lại 97,7 triệu cổ phiếu Masan Consumer, tương ứng giá mua lại gần 179.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo mức giá này, tài sản của bà Hoàng Yến tại Masan Consumer là hơn 44 tỷ đồng. Ảnh: Zing. 4. Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc
Chặng đường lập nghiệp, gây dựng hạnh phúc của doanh nhân Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc không khỏi khiến người đời thán phục và ao ước. Từ cơ sở Thành Công (sản xuất kinh doanh cồn, CO2, mất rỉ đường) do ông một mình ông Thành quản lý, lúc đó bà Ngọc mới chỉ đang chuyên tâm cho công việc thủ quỹ, nội trợ, nuôi dạy con cái.Sau đó, với ý định thành lập Ngân hàng, bà Ngọc đã thay chồng quán xuyến và dần phụ trách toàn bộ mảng kinh doanh mía đường. Cho tới khi ông Đặng Văn Thành gây dựng Sacombank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam thì bà Huỳnh Bích Ngọc đã là “nữ hoàng” của ngành mía đường. Ảnh: NLĐ.Năm 2012, gia đình ông Thành gặp biến cố lớn khi Sacombank bị thâu tóm, hai cha con ông phải bán toàn bộ số cổ phần (năm 2013) và rút lui khỏi ngân hàng do chính mình sáng lập. Bà Ngọc cũng rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Bourbon Tây Ninh (nay là Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh – SBT). Ảnh: Internet.Tuy nhiên, tài sản của vợ chồng ông Thành – bà Ngọc còn lại có lẽ không chỉ là tiền bạc, cơ hội, mà chính là hai người con Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã luôn sát cánh với cha mẹ trong công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: Người Tiêu Dùng.Đặng Huỳnh Ức My hiện tại là bà chủ SBT và đã gặt hái những thành công sau khi nối nghiệp mẹ, còn Đặng Hồng Anh là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng như các công ty do gia đình ông Thành sáng lập đang có cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp mía đường và công ty đầu tư khác. Ảnh: doanhnhansaigon.vn.
1. Phạm Nhật Vượng - Phạm Thu Hương
Cặp vợ chồng đại gia Việt tài giỏi đầu tiên phải kể đến vợ chồng ông Phạm Nhật vượng - bà Phạm Thu Hương. Là đồng môn cùng trường đại học tại Nga và cùng là những cổ đông sáng lập tập đoàn Technocom tại Ukraine, hai vợ chồng tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam Phạm Nhật Vượng - Phạm Thu Hương là một trong những cặp đôi quyền lực nhất giới doanh nhân Việt Nam. Ảnh: Homedy.com.
Theo cập nhật của tạp chí Forbes đến ngày 5/1/2017, Việt Nam vẫn chỉ có duy nhất 1 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Với khối tài ròng 2,2 tỷ USD, hiện tại ông Vượng là tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam và giàu thứ 1011 thế giới. Ảnh: Đất việt.
Trong năm 2016, ông Vượng đã tăng khoảng 400 triệu USD tài sản và tăng 107 bậc so với năm 2015 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Ảnh: Zing.
Còn bà Phạm Thị Hương (vợ ông Vượng) là người phụ nữ rất kín tiếng và chưa từng để lộ hình ảnh với công chúng. Bà là Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup và đã cùng chồng gây dựng tập đoàn này trở thành một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Internet.
Tính đến thời điểm hiện tại, bà Hương nắm giữ tổng số tài sản hơn 5.555 tỷ đồng. xếp thứ 2 trong top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017. Ảnh: ĐSPL.
2. Trịnh Văn Quyết - Lê Thị Ngọc Diệp
Tính tới phiên giao dịch 30/12, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC và bà Lê Thị Ngọc Diệp đứng đầu danh sách cặp vợ chồng giàu nhất trên TTCK. Ảnh: Vietnamnet.
Tới cuối 2016, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu gần 290 triệu cổ phiếu ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros), hơn 114 triệu cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC)… trị giá tổng cộng hơn 33 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) là và người đứng đầu trong danh sách 10 người giàu nhất trên TTCK. Ảnh: Internet.
Vợ ông Quyết - bà Lê Thị Ngọc Diệp sở hữu hơn 20 triệu cổ phiếu ROS, trị giá gần 2,3 ngàn tỷ đồng. Ảnh: VietQ.
Tổng cộng, 2 vợ chồng ông Quyết và bà Diệp nắm giữ khối lượng cổ phiếu trị giá khoảng 36 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD). Ảnh: Tiền phong.
3. Nguyễn Đăng Quang – Nguyễn Hoàng Yến
Cũng là một trong những doanh nhân Việt khởi nghiệp và thành công từ Đông Âu, ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang là Chủ tịch HĐQT một trong những tập đoàn đa ngành có sức ảnh hưởng lớn nhất nước: Masan Group (MSN). Người bạn đời sát cánh cùng ông Quang cả trong cuộc sống và công việc là bà Nguyễn Hoàng Yến – Thành viên HĐQT Masan Group.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chỉ sở hữu 10 cổ phiếu MSN, tương đương 660.000 đồng tính theo thị giá ngày 24/10/2016. Ảnh: Zing.
Tuy nhiên, ông lại gián tiếp sở hữu tới 242.921.247 cổ phiếu MSN (32,53%) thông qua công ty con là CTCP Masan (Masan Corp). Ảnh: Internet.
Còn bà Hoàng Yến - vợ ông Quang, nắm giữ 28.276.823 cổ phiếu Masan Group, chiếm tỷ lệ 3,79% vốn điều lệ của Masan Group tính đến ngày 30/06/2016. Theo giá trị giao dịch cổ phiếu Masan Group sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11/2016, tài sản của bà Hoàng Yến tại Masan Group là 1.806 tỷ đồng. Ảnh: doanhnhansaigon.vn
Còn tại Masan Consumer, bà Hoàng Yến nắm giữ 261.335 cổ phiếu, chiếm 0,05% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Đến tháng 1/2016, Masan Consumer Holdings đã chi hơn 17.470 tỷ đồng (780 triệu USD) để mua lại 97,7 triệu cổ phiếu Masan Consumer, tương ứng giá mua lại gần 179.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo mức giá này, tài sản của bà Hoàng Yến tại Masan Consumer là hơn 44 tỷ đồng. Ảnh: Zing.
4. Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc
Chặng đường lập nghiệp, gây dựng hạnh phúc của doanh nhân Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc không khỏi khiến người đời thán phục và ao ước. Từ cơ sở Thành Công (sản xuất kinh doanh cồn, CO2, mất rỉ đường) do ông một mình ông Thành quản lý, lúc đó bà Ngọc mới chỉ đang chuyên tâm cho công việc thủ quỹ, nội trợ, nuôi dạy con cái.
Sau đó, với ý định thành lập Ngân hàng, bà Ngọc đã thay chồng quán xuyến và dần phụ trách toàn bộ mảng kinh doanh mía đường. Cho tới khi ông Đặng Văn Thành gây dựng Sacombank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam thì bà Huỳnh Bích Ngọc đã là “nữ hoàng” của ngành mía đường. Ảnh: NLĐ.
Năm 2012, gia đình ông Thành gặp biến cố lớn khi Sacombank bị thâu tóm, hai cha con ông phải bán toàn bộ số cổ phần (năm 2013) và rút lui khỏi ngân hàng do chính mình sáng lập. Bà Ngọc cũng rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Bourbon Tây Ninh (nay là Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh – SBT). Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, tài sản của vợ chồng ông Thành – bà Ngọc còn lại có lẽ không chỉ là tiền bạc, cơ hội, mà chính là hai người con Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã luôn sát cánh với cha mẹ trong công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: Người Tiêu Dùng.
Đặng Huỳnh Ức My hiện tại là bà chủ SBT và đã gặt hái những thành công sau khi nối nghiệp mẹ, còn Đặng Hồng Anh là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng như các công ty do gia đình ông Thành sáng lập đang có cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp mía đường và công ty đầu tư khác. Ảnh: doanhnhansaigon.vn.