Nhiều nguyên liệu làm món Tết tăng giá mạnh

Google News

Theo ghi nhận, giá cả phần lớn hàng hóa phục vụ Tết giữ ở mức ổn định nhưng vẫn có một số mặt hàng tăng, đặc biệt là các nguyên liệu thiết yếu cho những mâm cơm tất niên.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là Tết Quý Mão 2023, sức mua của người dân đã tăng gấp hai, ba lần so với ngày thường ngày. Để chuẩn bị mâm cỗ tất niên truyền thống, nhiều người dân đang mua sắm dần các nguyên liệu cơ bản như thịt heo, thịt gà, lá dong, nếp, đậu xanh… Càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu người tiêu dùng càng cao, kéo theo giá cả hàng hóa Tết tăng từng ngày.

Lá dong là nguyên liệu không thể thiếu trong phong tục gói bánh chưng truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, theo anh Tuấn, một người chuyên hái lá dong nhiều năm tại Yên Bái, năm nay lá ít, đi hái vất vả. Vì thế, giá cả mặt hàng này có mức tăng nhẹ so với mọi năm. Hiện nay, giá lá dong tại các chợ truyền thống ở mức 120.000 đồng/100 lá loại lớn, 80.000 đồng/100 lá loại vừa và 40.000 đồng/100 lá loại nhỏ.

Giá gạo nếp cũng có xu hướng tăng dần. Tại các siêu thị, giá gạo nếp bình quân dao động 30.000-40.000 đồng/kg tùy loại. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, gạo nếp có đa dạng lựa chọn với giá khá cao như nếp sáp thường 16.000-20.000 đồng/kg, các loại nếp Bắc, nếp Thái, nếp thơm, nếp ngỗng, nếp cái hoa vàng 25.000-30.000 đồng/kg.

Nhieu nguyen lieu lam mon Tet tang gia manh

Giá cả các mặt hàng phục vụ Tết có xu hướng tăng. Ảnh: Ý Linh.

Do giá nguyên liệu lá dong và nếp tăng, bánh chưng, bánh tét gói có mức tăng trung bình 10.000-15.000 đồng/cái so với Tết năm ngoái. Một thương hiệu bánh chưng nổi tiếng tại Hà Nội báo giá bánh chưng thường 70.000 đồng/cái, bánh chưng cỡ to dao động 80.000-100.000 đồng/cái.

Để chuẩn bị mâm cơm tất niên hàng năm, gia đình chị Thoa (TP.HCM) phải tranh thủ từng ngày để mua sắm nguyên liệu tươi sống. Chị thường lên một danh sách khoảng 10-15 nguyên liệu cơ bản như các loại thịt, rau củ, hoa quả và vài đồ khô như bánh kẹo, các loại hạt… cho những món ăn truyền thống quen thuộc ngày Tết. Chị tính nhẩm cần ít nhất 2 tuần để trực tiếp ra chợ và siêu thị mua hết các món cần thiết.

Sắm Tết thì ai cũng cần, nhưng cứ nghĩ đến việc phải hòa vào dòng người đông đúc đi mua hàng là tôi thấy ngại. Cuối năm đường đông, đi lại cũng khó khăn. Vào siêu thị, tôi cũng phải căng mắt tìm các khu vực bán từng loại sản phẩm khác nhau. Tìm thấy rồi, tôi phải cân nhắc chọn loại nào vừa chất lượng, vừa hợp túi tiền”.

Anh Nguyên (TP. Đà Nẵng) cũng có chung nỗi trăn trở giống chị Thoa. Gia đình anh mới đón em bé, nên vợ anh không quán xuyến việc mua sắm như mọi năm. Vì thế, anh quyết định đặt hàng Tết trên Lazada và gửi về tận nhà. Điều này vừa giúp anh “hoàn thành nhiệm vụ” vợ giao phó, vừa tiết kiệm thời gian đáng kể.

“Sàn thương mại điện tử bán nhiều mặt hàng chất lượng và đa dạng, thậm chí có cả lá dong gói bánh chưng. Các siêu thị cũng bán hàng chính hãng trên đó. Thay vì xếp hàng thanh toán mất thời gian, tôi có thể thanh toán online không tiền mặt rất tiện lợi”.

Nhieu nguyen lieu lam mon Tet tang gia manh-Hinh-2

Mua hàng trên sàn TMĐT được nhiều người ưa chuộng bởi tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí.

Bên cạnh đó, loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn trong “Lễ hội mua sắm - Tết sale bung xõa” diễn ra 5/1-15/1 trên Lazada cũng thu hút người tiêu dùng. Chị Thoa chia sẻ mua hàng trên website và ứng dụng khá đơn giản, đi kèm nhiều ưu đãi như giảm giá đến 50%, freeship toàn quốc, hoàn tiền đến 2,3 triệu đồng. “Vừa tiết kiệm nhiều chi phí, lại đỡ phải chen lấn xô đẩy ở chợ”, chị phấn khởi.

Tết năm nay đến sớm nên người tiêu dùng có xu hướng sắm sửa khẩn trương hơn mọi năm. Tại nhiều siêu thị, lượng khách hàng thường tăng gấp hai, ba lần vào dịp cuối tuần. Thay vì bon chen vào dòng người nườm nượp, người dân có thể lựa chọn hàng nghìn sản phẩm trên trang thương mại điện tử với những ưu đãi hấp dẫn, để mua sắm Tết không còn là nỗi ám ảnh mỗi năm.

Theo Mai Quỳnh Giang/ Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)