Còn cả tháng trời mới đến Tết, nhưng nhiều vườn quất cảnh tại Tứ Liên (Q.Tây Hồ) hoặc Đông Ngạc (Q.Nam Từ Liêm)…của Hà Nội đã chín rộ, người trồng quất như ngồi trên đống lửa. Tại Đông Ngạc, hầu hết các vườn quất đều rơi vào tình trạng chín sớm, quả trên cành vàng ươm, lúc lỉu. Phía góc vườn chất đống những cây quất chín sớm, lá héo quắt hoặc khô đét. Nguyên nhân là thời tiết nắng nóng, lạnh đến muộn.Theo bà Nguyễn Thị Quý, quất năm nay chín sớm bởi thời tiết nồm, nhiều nắng nóng, người trồng quất không thể hãm độ chín lại được. Việc chín sớm này khiến cho hàng chục triệu tiền đầu tư, chăm sóc có nguy cơ mất trắng.Tương tự, khu vực thuộc phường Tứ Liên (Q.Tây Hồ) – vốn là thủ phủ quất cảnh cực sầm uất của Hà Nội, nhiều vườn quất cũng rơi vào tình trạng chín sớm, cây héo và quả rụng dần.Theo các chủ vườn tại đây, mỗi gốc quất to, quất thế đẹp có giá hàng chục triệu đồng, còn quất bình dân cũng dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu tùy loại. Trong đó, tiền công chăm sóc, phân bón, thuê thợ cắt tỉa, thuốc sâu bệnh… chiếm 70-80% giá thành. Do đó, mỗi vườn chỉ cần khoảng chục cây chết là tổn thất đã rất nặng nề.“Làm nghề nông thì phụ thuộc tất cả vào thời tiết. Các chủ vườn phải biết nhìn nhận thời tiết để có cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thích nghi kịp được với những biến động của thời tiết nên quất chín sớm cũng là dễ hiểu” – ông Lê Ngọc Hùng, một chủ vườn cho biết.Cũng theo ông Hùng, dù chín sớm nhưng quất cũng là loại cây đậu trái lâu, do đó vẫn có thể giữ được đến Tết nếu chăm sóc khéo. Cùng với đó là phải đánh rễ sớm, buộc dây, găm cành để giữ quả.
Còn cả tháng trời mới đến Tết, nhưng nhiều vườn quất cảnh tại Tứ Liên (Q.Tây Hồ) hoặc Đông Ngạc (Q.Nam Từ Liêm)…của Hà Nội đã chín rộ, người trồng quất như ngồi trên đống lửa. Tại Đông Ngạc, hầu hết các vườn quất đều rơi vào tình trạng chín sớm, quả trên cành vàng ươm, lúc lỉu. Phía góc vườn chất đống những cây quất chín sớm, lá héo quắt hoặc khô đét. Nguyên nhân là thời tiết nắng nóng, lạnh đến muộn.
Theo bà Nguyễn Thị Quý, quất năm nay chín sớm bởi thời tiết nồm, nhiều nắng nóng, người trồng quất không thể hãm độ chín lại được. Việc chín sớm này khiến cho hàng chục triệu tiền đầu tư, chăm sóc có nguy cơ mất trắng.
Tương tự, khu vực thuộc phường Tứ Liên (Q.Tây Hồ) – vốn là thủ phủ quất cảnh cực sầm uất của Hà Nội, nhiều vườn quất cũng rơi vào tình trạng chín sớm, cây héo và quả rụng dần.
Theo các chủ vườn tại đây, mỗi gốc quất to, quất thế đẹp có giá hàng chục triệu đồng, còn quất bình dân cũng dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu tùy loại. Trong đó, tiền công chăm sóc, phân bón, thuê thợ cắt tỉa, thuốc sâu bệnh… chiếm 70-80% giá thành. Do đó, mỗi vườn chỉ cần khoảng chục cây chết là tổn thất đã rất nặng nề.
“Làm nghề nông thì phụ thuộc tất cả vào thời tiết. Các chủ vườn phải biết nhìn nhận thời tiết để có cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thích nghi kịp được với những biến động của thời tiết nên quất chín sớm cũng là dễ hiểu” – ông Lê Ngọc Hùng, một chủ vườn cho biết.
Cũng theo ông Hùng, dù chín sớm nhưng quất cũng là loại cây đậu trái lâu, do đó vẫn có thể giữ được đến Tết nếu chăm sóc khéo. Cùng với đó là phải đánh rễ sớm, buộc dây, găm cành để giữ quả.