Ngôi nhà ống có cái tên dễ thương “Nhà xanh lơ” ở quận 8 (TP.HCM) là sản phẩm của kiến trúc sư Nguyễn KaVa cùng cộng sự. Một mảnh đất hướng Tây nhưng đã được nhóm ứng dụng khéo léo hệ lam mặt tiền, kết hợp với giếng trời, nhiều cây xanh để tạo ra không gian sống mát lạnh, thông thoáng quanh năm.Ngôi nhà hướng Tây đáp ứng nhu cầu công năng cho gia đình 3 – 4 người. Với diện tích 61m2 cùng kết cấu nhà ống điển hình, bài toán gia chủ đặt ra cho nhóm là nhà 1 trệt 2 lầu, có chỗ để xe hơi cùng các chức năng phòng khách, bếp + ăn, khu thờ, sân phơi trên sân thượng và 2 phòng ngủ.Sau khi xem xét kỹ nhu cầu sử dụng của gia đình 3 người, nhóm thiết kế đã tư vấn gia chủ xây thêm 1 tầng để các không gian rộng hơn, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Theo đó, mỗi phòng chức năng sẽ được bố trí ở từng tầng, tận dụng tối ưu diện tích mà vẫn đảm bảo ánh sáng, không khí được duy trì trong ngôi nhà.Tầng trệt là nhà để xe, khu thờ nhỏ, bếp và phòng ăn, nhà kho, sân sau và nhà vệ sinh. Lầu 1 là phòng khách và khu thông tầng mở rộng để kết nối với tầng trệt dễ dàng. Khi muốn có không gian riêng tư để xem phim, nghe nhạc, gia chủ chỉ cần đóng cửa lại. Sự phân lớp màu sắc xám - xanh dương - gỗ sáng màu tạo chiều sâu cho không gian nhà.Nhà có mặt tiền thoáng, hướng ra mặt đường nhưng chịu nắng gắt hướng Tây và khói bụi từ xe cộ. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm đã bố trí một hệ lam chắn kết hợp cửa sổ lam như một “lớp áo giáp” bao trọn lấy 3 tầng nhà. Giải pháp này vừa che nắng, cản bụi chủ động, vừa giúp không gian trong nhà vẫn đón được ánh sáng, gió trời và giữ gìn sự riêng tư cần có. Phía sau lớp lam chắn là những bồn cây tươi tắn, đóng vai trò như lớp lọc tự nhiên cho nhà.Để giảm bớt cảm giác bí bách của nhà ống, cầu thang được đưa về cuối nhà, từ đó tăng thêm diện tích cho không gian chức năng ở mỗi tầng. Công trình có thể tiếp nhận nguồn sáng tự nhiên từ cả giếng trời và cửa sổ sau nhà.Phía trên nhà vệ sinh được tận dụng để trồng cây xanh, giúp các thành viên gần gũi thiên nhiên hơn.Phòng khách và bếp ăn được bố trí thông suốt, liền mạch.Nội thất được tinh giản để dành nhiều diện tích hơn cho các khoảng trống, lối đi. Phòng khách sử dụng hệ cửa kính trượt, đóng - mở linh hoạt để giữ gìn kết nối với ban công, sảnh thang, tạo nên một mặt bằng rộng mở, thông thoáng.Lên tới lầu 2 và lầu 3 là không gian phòng ngủ bố mẹ và con cái. Tại đây, các chi tiết đường cong của cửa, tủ quần áo, khối nhà vệ sinh giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn.Gia chủ là người Việt gốc Hoa nên yêu cầu phối thêm màu xanh để phù hợp với văn hóa tín ngưỡng. Ngoài ra, ban công phía trước phòng con được rút ngắn lại, có thể nhìn xuống ban công của phòng ngủ bố mẹ.Việc mở rộng thông tầng lầu 1, nâng độ cao tầng trệt cao lên từ từ và nâng độ cao sân sau đã tạo ra một chiếu nghỉ lớn, giảm cảm giác mệt mỏi khi di chuyển cầu thang đồng thời xóa bỏ sự ngăn cách không gian. Chiếu nghỉ có thể là góc thư giãn, đọc sách lý tưởng cho các thành viên.Sân thượng dành để bố trí khu giặt phơi nằm bên trong nhà. Khu vực này hưởng trọn nguồn sáng tự nhiên từ mái kính, đồng thời đón nhận khí tươi từ ô thông tầng sau nhà. Những ngày trời mưa, gia đình vẫn có thể thoải mái tận hưởng thời gian nghỉ ngơi, quây quần tại đây.Phía trước là khu vực thư giãn với bếp nhỏ, bàn ăn để gia chủ tổ chức tiệc ngoài trời. Những ô trống lớn nhỏ mở ra nhiều hướng khác nhau để gia chủ dễ dàng ngắm nhìn khung cảnh thành phố.
Ngôi nhà ống có cái tên dễ thương “Nhà xanh lơ” ở quận 8 (TP.HCM) là sản phẩm của kiến trúc sư Nguyễn KaVa cùng cộng sự. Một mảnh đất hướng Tây nhưng đã được nhóm ứng dụng khéo léo hệ lam mặt tiền, kết hợp với giếng trời, nhiều cây xanh để tạo ra không gian sống mát lạnh, thông thoáng quanh năm.
Ngôi nhà hướng Tây đáp ứng nhu cầu công năng cho gia đình 3 – 4 người. Với diện tích 61m2 cùng kết cấu nhà ống điển hình, bài toán gia chủ đặt ra cho nhóm là nhà 1 trệt 2 lầu, có chỗ để xe hơi cùng các chức năng phòng khách, bếp + ăn, khu thờ, sân phơi trên sân thượng và 2 phòng ngủ.
Sau khi xem xét kỹ nhu cầu sử dụng của gia đình 3 người, nhóm thiết kế đã tư vấn gia chủ xây thêm 1 tầng để các không gian rộng hơn, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Theo đó, mỗi phòng chức năng sẽ được bố trí ở từng tầng, tận dụng tối ưu diện tích mà vẫn đảm bảo ánh sáng, không khí được duy trì trong ngôi nhà.
Tầng trệt là nhà để xe, khu thờ nhỏ, bếp và phòng ăn, nhà kho, sân sau và nhà vệ sinh. Lầu 1 là phòng khách và khu thông tầng mở rộng để kết nối với tầng trệt dễ dàng. Khi muốn có không gian riêng tư để xem phim, nghe nhạc, gia chủ chỉ cần đóng cửa lại. Sự phân lớp màu sắc xám - xanh dương - gỗ sáng màu tạo chiều sâu cho không gian nhà.
Nhà có mặt tiền thoáng, hướng ra mặt đường nhưng chịu nắng gắt hướng Tây và khói bụi từ xe cộ. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm đã bố trí một hệ lam chắn kết hợp cửa sổ lam như một “lớp áo giáp” bao trọn lấy 3 tầng nhà. Giải pháp này vừa che nắng, cản bụi chủ động, vừa giúp không gian trong nhà vẫn đón được ánh sáng, gió trời và giữ gìn sự riêng tư cần có. Phía sau lớp lam chắn là những bồn cây tươi tắn, đóng vai trò như lớp lọc tự nhiên cho nhà.
Để giảm bớt cảm giác bí bách của nhà ống, cầu thang được đưa về cuối nhà, từ đó tăng thêm diện tích cho không gian chức năng ở mỗi tầng. Công trình có thể tiếp nhận nguồn sáng tự nhiên từ cả giếng trời và cửa sổ sau nhà.
Phía trên nhà vệ sinh được tận dụng để trồng cây xanh, giúp các thành viên gần gũi thiên nhiên hơn.
Phòng khách và bếp ăn được bố trí thông suốt, liền mạch.
Nội thất được tinh giản để dành nhiều diện tích hơn cho các khoảng trống, lối đi. Phòng khách sử dụng hệ cửa kính trượt, đóng - mở linh hoạt để giữ gìn kết nối với ban công, sảnh thang, tạo nên một mặt bằng rộng mở, thông thoáng.
Lên tới lầu 2 và lầu 3 là không gian phòng ngủ bố mẹ và con cái. Tại đây, các chi tiết đường cong của cửa, tủ quần áo, khối nhà vệ sinh giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn.
Gia chủ là người Việt gốc Hoa nên yêu cầu phối thêm màu xanh để phù hợp với văn hóa tín ngưỡng. Ngoài ra, ban công phía trước phòng con được rút ngắn lại, có thể nhìn xuống ban công của phòng ngủ bố mẹ.
Việc mở rộng thông tầng lầu 1, nâng độ cao tầng trệt cao lên từ từ và nâng độ cao sân sau đã tạo ra một chiếu nghỉ lớn, giảm cảm giác mệt mỏi khi di chuyển cầu thang đồng thời xóa bỏ sự ngăn cách không gian. Chiếu nghỉ có thể là góc thư giãn, đọc sách lý tưởng cho các thành viên.
Sân thượng dành để bố trí khu giặt phơi nằm bên trong nhà. Khu vực này hưởng trọn nguồn sáng tự nhiên từ mái kính, đồng thời đón nhận khí tươi từ ô thông tầng sau nhà. Những ngày trời mưa, gia đình vẫn có thể thoải mái tận hưởng thời gian nghỉ ngơi, quây quần tại đây.
Phía trước là khu vực thư giãn với bếp nhỏ, bàn ăn để gia chủ tổ chức tiệc ngoài trời. Những ô trống lớn nhỏ mở ra nhiều hướng khác nhau để gia chủ dễ dàng ngắm nhìn khung cảnh thành phố.