Tại khu phố cổ Hà Nội, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa (64 tuổi) là hộ gia đình duy nhất vẫn còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi trong hơn 40 năm qua.Một chiếc mặt nạ giấy bồi hoàn chỉnh trải qua nhiều công đoạn, từ chọn giấy báo cũ cho đến làm bột hồ từ củ sắn. Giấy báo xé nhỏ sẽ được xếp chồng 5-6 lớp, vào khuôn đúc để tạo hình, khi nào vừa tay cảm thấy dày thì thôi. Khi hình phôi cứng, sắc nét mới đem phơi khô rồi mới vẽ, sơn trang trí cho từng mẫu.Khuôn mặt nạ được làm thủ công tỉ mỉ từ xi măng.Mặt nạ sau khi phơi khô thì được vẽ sơn, nhưng trong giai đoạn vẽ phải tỉ mỉ, cẩn thận, không được vội vàng vì mỗi lần tô màu chỉ được tô một màu, mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng anh Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30 – 50 nghìn đồng/chiếc, tùy vào từng loại và kích cỡ, màu sắc.
Tại khu phố cổ Hà Nội, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa (64 tuổi) là hộ gia đình duy nhất vẫn còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi trong hơn 40 năm qua.
Một chiếc mặt nạ giấy bồi hoàn chỉnh trải qua nhiều công đoạn, từ chọn giấy báo cũ cho đến làm bột hồ từ củ sắn. Giấy báo xé nhỏ sẽ được xếp chồng 5-6 lớp, vào khuôn đúc để tạo hình, khi nào vừa tay cảm thấy dày thì thôi. Khi hình phôi cứng, sắc nét mới đem phơi khô rồi mới vẽ, sơn trang trí cho từng mẫu.
Khuôn mặt nạ được làm thủ công tỉ mỉ từ xi măng.
Mặt nạ sau khi phơi khô thì được vẽ sơn, nhưng trong giai đoạn vẽ phải tỉ mỉ, cẩn thận, không được vội vàng vì mỗi lần tô màu chỉ được tô một màu, mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.
Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng anh Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30 – 50 nghìn đồng/chiếc, tùy vào từng loại và kích cỡ, màu sắc.