Được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2015, dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng (xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng) là một trong các nhà máy nằm trong điều chỉnh Quy hoạch cấp nước thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh Nhà máy nước mặt sông Đuống và các nhà máy nước Thăng Long, Cáo Đỉnh, Yên Phụ, Lương Yên, Nam Dư, Gia Lâm, Tiến Thịnh.Tổng mức kinh phí dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng là 3.700 tỷ đồng, do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng tự huy động. Ban đầu, công trình dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Người Đưa Tin, đến nay, công trường thi công nhà máy vẫn ngổn ngang bê tông và cốt thép, chưa có hạng mục nào được hoàn thiện.Tổng diện tích thi công nhà máy là 21,1 ha. Theo thiết kế, tuyến ống truyền dẫn có chiều dài 28,1 km và sử dụng ống gang dẻo có độ bền cao, giúp hạn chế sự cố rò rỉ, vỡ đường ống.Sau khi hoàn thiện, nhà máy dự kiến vận hành với công suất nước 300.000 m3/ngày đêm trong giai đoạn 1, cung cấp nước sạch cho 8 xã của huyện Đan Phượng và một số vùng phụ cận. Quy trình vận hành nhà máy này lần lượt là: Sơ lắng cặn thô, keo tụ, trộn phản ứng, lắng ngang, lọc nhanh, lọc hữu cơ, khử trùng rồi đưa vào bể chứa nước sạch.Hiện tại, nhiều hạng mục vẫn dang dở, nguyên vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang trong công trường.Trong giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2030, Nhà máy nước mặt sông Hồng có thể hoạt động với công suất 450.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía nam sông Hồng bao gồm: Đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía tây đường vành đai 3, phía bắc đường quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm và huyện Đan Phượng.Số nhân công đang làm việc tại đây chỉ bằng một nửa so với hai năm trước nên khối lượng công việc còn lại rất nhiều, tiến độ ngày càng chậm.Tính đến thời điểm hiện tại thì dự án đã chậm tiến độ 4 năm so với dự kiến đưa vào hoạt động.
Được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2015, dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng (xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng) là một trong các nhà máy nằm trong điều chỉnh Quy hoạch cấp nước thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh Nhà máy nước mặt sông Đuống và các nhà máy nước Thăng Long, Cáo Đỉnh, Yên Phụ, Lương Yên, Nam Dư, Gia Lâm, Tiến Thịnh.
Tổng mức kinh phí dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng là 3.700 tỷ đồng, do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng tự huy động. Ban đầu, công trình dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Người Đưa Tin, đến nay, công trường thi công nhà máy vẫn ngổn ngang bê tông và cốt thép, chưa có hạng mục nào được hoàn thiện.
Tổng diện tích thi công nhà máy là 21,1 ha. Theo thiết kế, tuyến ống truyền dẫn có chiều dài 28,1 km và sử dụng ống gang dẻo có độ bền cao, giúp hạn chế sự cố rò rỉ, vỡ đường ống.
Sau khi hoàn thiện, nhà máy dự kiến vận hành với công suất nước 300.000 m3/ngày đêm trong giai đoạn 1, cung cấp nước sạch cho 8 xã của huyện Đan Phượng và một số vùng phụ cận. Quy trình vận hành nhà máy này lần lượt là: Sơ lắng cặn thô, keo tụ, trộn phản ứng, lắng ngang, lọc nhanh, lọc hữu cơ, khử trùng rồi đưa vào bể chứa nước sạch.
Hiện tại, nhiều hạng mục vẫn dang dở, nguyên vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang trong công trường.
Trong giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2030, Nhà máy nước mặt sông Hồng có thể hoạt động với công suất 450.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía nam sông Hồng bao gồm: Đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía tây đường vành đai 3, phía bắc đường quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm và huyện Đan Phượng.
Số nhân công đang làm việc tại đây chỉ bằng một nửa so với hai năm trước nên khối lượng công việc còn lại rất nhiều, tiến độ ngày càng chậm.
Tính đến thời điểm hiện tại thì dự án đã chậm tiến độ 4 năm so với dự kiến đưa vào hoạt động.