Được thiết kế dành cho một cặp vợ chồng trẻ, ngôi nhà là sự hòa quyện của hai nền văn hóa khác nhau khi người chồng lớn lên ở Hà Nội, còn người vợ sinh ra ở miền Tây Nam Bộ.Mong muốn truyền lại một phần văn hóa bản địa của cố hương cho con cháu cũng như thế hệ mai sau, căn nhà có sự hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt nhất là sự hòa quyện của hai nền văn hóa thành một (kiến trúc truyền thống Bắc Bộ và cảm xúc Tây Nam Bộ).Tổng thể công trình như được chia thành 3 gian nhà đặc trưng, 3 nếp mái ngói thấp thoáng đâu đó văn hóa “tam đại đồng đường” của người Hà Nội.Bên cạnh đó, nét phóng khoáng, mộc mạc và có phần dân dã trong nội thất lại mang đến sự thoải mái và dễ chịu như chính con người miền Tây Nam Bộ trong cuộc sống hàng ngày.Và với người miền Tây, ngôi nhà sẽ bớt một phần ý nghĩa nếu thiếu cái nắng, cái gió và tiếng xào xạc của vườn cây.Do đó, ý tưởng giếng trời trong nhà phố được xếp xen kẽ giữa những nếp nhà, tận dụng làm nơi lấy sáng tự nhiên và trồng cây xanh.Công trình có tổng cộng 4 mặt đứng tạo thành 3 gian nhà mái ngói thẳng hàng với chiều cao không đồng đều, tạo thành 3 khoảng trống hẹp được tận dụng bố trí giếng trời trong nhà.Sự kết nối trong ngôi nhà cũng đầy thú vị và cảm xúc đặc biệt. Kiến trúc sư đặt hai cây cầu làm cầu nối giao thông xuyên suốt các khối nhà. Một cây cầu bê tông dốc nối phòng ngủ chính và phòng làm việc ở tầng 2, một cây cầu thép màu vàng nối phòng thờ với khu vườn bên ngoài.Thiết kế này đặc trưng cho những ngôi nhà ống cổ kính ở phố cổ Hà Nội.Các giếng trời được tạo ra giúp cung cấp ánh sáng và thông gió cho bên trong cũng như lấy ánh sáng dẫn đường cho không gian bên dưới và nguồn ánh sáng trực tiếp cho khu vườn mini.Giải pháp thiết kế này khiến con người như hòa mình vào thiên nhiên, chạm vào cây cỏ hoa lá ở bất kỳ không gian công cộng nào, ngay cả khi đi bộ trên cây cầu nhỏ.Vườn cây trở thành một phần không thể thiếu của ngôi nhà.Khu vườn giếng trời kết hợp cầu thang tạo trải nghiệm không gian sống khác lạ. Nguồn ảnh: Quang ĐamCận cảnh biệt thự đẹp như mơ của diễn viên Mạnh Trường
Được thiết kế dành cho một cặp vợ chồng trẻ, ngôi nhà là sự hòa quyện của hai nền văn hóa khác nhau khi người chồng lớn lên ở Hà Nội, còn người vợ sinh ra ở miền Tây Nam Bộ.
Mong muốn truyền lại một phần văn hóa bản địa của cố hương cho con cháu cũng như thế hệ mai sau, căn nhà có sự hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt nhất là sự hòa quyện của hai nền văn hóa thành một (kiến trúc truyền thống Bắc Bộ và cảm xúc Tây Nam Bộ).
Tổng thể công trình như được chia thành 3 gian nhà đặc trưng, 3 nếp mái ngói thấp thoáng đâu đó văn hóa “tam đại đồng đường” của người Hà Nội.
Bên cạnh đó, nét phóng khoáng, mộc mạc và có phần dân dã trong nội thất lại mang đến sự thoải mái và dễ chịu như chính con người miền Tây Nam Bộ trong cuộc sống hàng ngày.
Và với người miền Tây, ngôi nhà sẽ bớt một phần ý nghĩa nếu thiếu cái nắng, cái gió và tiếng xào xạc của vườn cây.
Do đó, ý tưởng giếng trời trong nhà phố được xếp xen kẽ giữa những nếp nhà, tận dụng làm nơi lấy sáng tự nhiên và trồng cây xanh.
Công trình có tổng cộng 4 mặt đứng tạo thành 3 gian nhà mái ngói thẳng hàng với chiều cao không đồng đều, tạo thành 3 khoảng trống hẹp được tận dụng bố trí giếng trời trong nhà.
Sự kết nối trong ngôi nhà cũng đầy thú vị và cảm xúc đặc biệt. Kiến trúc sư đặt hai cây cầu làm cầu nối giao thông xuyên suốt các khối nhà. Một cây cầu bê tông dốc nối phòng ngủ chính và phòng làm việc ở tầng 2, một cây cầu thép màu vàng nối phòng thờ với khu vườn bên ngoài.
Thiết kế này đặc trưng cho những ngôi nhà ống cổ kính ở phố cổ Hà Nội.
Các giếng trời được tạo ra giúp cung cấp ánh sáng và thông gió cho bên trong cũng như lấy ánh sáng dẫn đường cho không gian bên dưới và nguồn ánh sáng trực tiếp cho khu vườn mini.
Giải pháp thiết kế này khiến con người như hòa mình vào thiên nhiên, chạm vào cây cỏ hoa lá ở bất kỳ không gian công cộng nào, ngay cả khi đi bộ trên cây cầu nhỏ.
Vườn cây trở thành một phần không thể thiếu của ngôi nhà.
Khu vườn giếng trời kết hợp cầu thang tạo trải nghiệm không gian sống khác lạ. Nguồn ảnh: Quang Đam