Nghệ nhân Đỗ Văn Liên quê tại xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội đã gắn bó với nghề làm chuồn chuồn tre 20 năm nay. Trước dịch bệnh, nghề làm chuồn chuồn truyền thống này đã mang lại cho gia đình chú khoản thu từ 15 đến 17 triệu đồng.Để làm được sản phấm chuồn chuồn có màu sắc đẹp, bền thì phải chọn loại tre cho măng đắng, độ lớn vừa phải, sau đó phơi tre từ 2 đến 3 tháng để có tre thô tốt nhất.Nghề làm chuồn chuồn tre truyền thống Thạch Xá có rất nhiều mẫu mã, kích thước. Chính vì thế mỗi người làm nghề cần phải biết chẻ thanh tre cho vừa vặn với kích thước đã được các công ty đặt sẵn.Để giữ được thăng bằng cho chuồn chuồn tre, người thợ phải vót thanh tre sao cho vừa vặn, không dày cũng không mỏng. Đây là một công đoạn vô cùng khó trong gần 20 công đoạn làm ra sản phẩm.Một thành phẩm chuồn chuồn cần trải qua rất nhiều công đoạn, hơn 10 công đoạn phải tiếp xúc với dao và vật sắc nhọn. Vì thế mà bàn tay người thợ chai sạn, có nhiều vết đứt. "Làm chuồn chuồn bị đứt tay là chuyện bình thường" – vợ nghệ nhân Đỗ Văn Liên chia sẻ:Cơ sở của nghệ nhân Đỗ Văn Liên không chỉ làm chuồn chuồn mà còn nhận các đơn đặt hàng làm chim tre, bướm tre. Theo nghệ nhân chia sẻ, những loại sản phẩm này giá thành cao, thời gian thực hiện lâu và không được đặt mua nhiều."Ai ơi giữ lại mảnh vươn nhỏ xinh để lũ chuồn chuồn tập bay!" Những người nghệ nhân Thạch Xá vẫn luôn giữ mãi trong tim ngọn lửa với nghề truyền thống của quê hương.Cánh chuồn chuồn thô cần phải mang đi mài dũa bằng máy mài. Một ngày hai vợ chồng nghệ nhân Đỗ Văn Liên có thể mài từ 300 – 400 cánhSản phẩm chuồn chuồn tre thô đã được tạo hình bằng cách gắn keo.Để làm ra được một sản phẩm chuồn chuồn tre hoàn chỉnh cần hơn 20 loại dao. Mỗi một loại dao sử dụng cho một hoặc một vài công đoạn khác nhau.Công đoạn cuối cùng để cho ra một sản phẩm chuồn chuồn hoàn chỉnh là tô màu. Công đoạn này tuy dễ nhưng đòi hỏi sự khéo tay rất lớn, vì hỏng công đoạn đầu có thể tháo ra làm lại, nhưng tô màu không đúng sẽ phải hủy sản phẩm.
Nghệ nhân Đỗ Văn Liên quê tại xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội đã gắn bó với nghề làm chuồn chuồn tre 20 năm nay. Trước dịch bệnh, nghề làm chuồn chuồn truyền thống này đã mang lại cho gia đình chú khoản thu từ 15 đến 17 triệu đồng.
Để làm được sản phấm chuồn chuồn có màu sắc đẹp, bền thì phải chọn loại tre cho măng đắng, độ lớn vừa phải, sau đó phơi tre từ 2 đến 3 tháng để có tre thô tốt nhất.
Nghề làm chuồn chuồn tre truyền thống Thạch Xá có rất nhiều mẫu mã, kích thước. Chính vì thế mỗi người làm nghề cần phải biết chẻ thanh tre cho vừa vặn với kích thước đã được các công ty đặt sẵn.
Để giữ được thăng bằng cho chuồn chuồn tre, người thợ phải vót thanh tre sao cho vừa vặn, không dày cũng không mỏng. Đây là một công đoạn vô cùng khó trong gần 20 công đoạn làm ra sản phẩm.
Một thành phẩm chuồn chuồn cần trải qua rất nhiều công đoạn, hơn 10 công đoạn phải tiếp xúc với dao và vật sắc nhọn. Vì thế mà bàn tay người thợ chai sạn, có nhiều vết đứt. "Làm chuồn chuồn bị đứt tay là chuyện bình thường" – vợ nghệ nhân Đỗ Văn Liên chia sẻ:
Cơ sở của nghệ nhân Đỗ Văn Liên không chỉ làm chuồn chuồn mà còn nhận các đơn đặt hàng làm chim tre, bướm tre. Theo nghệ nhân chia sẻ, những loại sản phẩm này giá thành cao, thời gian thực hiện lâu và không được đặt mua nhiều.
"Ai ơi giữ lại mảnh vươn nhỏ xinh để lũ chuồn chuồn tập bay!" Những người nghệ nhân Thạch Xá vẫn luôn giữ mãi trong tim ngọn lửa với nghề truyền thống của quê hương.
Cánh chuồn chuồn thô cần phải mang đi mài dũa bằng máy mài. Một ngày hai vợ chồng nghệ nhân Đỗ Văn Liên có thể mài từ 300 – 400 cánh
Sản phẩm chuồn chuồn tre thô đã được tạo hình bằng cách gắn keo.
Để làm ra được một sản phẩm chuồn chuồn tre hoàn chỉnh cần hơn 20 loại dao. Mỗi một loại dao sử dụng cho một hoặc một vài công đoạn khác nhau.
Công đoạn cuối cùng để cho ra một sản phẩm chuồn chuồn hoàn chỉnh là tô màu. Công đoạn này tuy dễ nhưng đòi hỏi sự khéo tay rất lớn, vì hỏng công đoạn đầu có thể tháo ra làm lại, nhưng tô màu không đúng sẽ phải hủy sản phẩm.