Cụ thể, tại thời điểm 30/6/2020, cho vay khách hàng của NamABank tăng thêm hơn 1,904 tỷ đồng (3%) so với báo cáo tự lập lên mức 77.005,8 tỷ đồng, ghi nhận tăng 14% so với đầu kỳ.
Trong phân loại chất lượng dư nợ, đáng nói là nợ nghi ngờ gấp 5 lần so với trước soát xét, từ mức 307 tỷ đồng lên 1,535 tỷ đồng. Ngược lại, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn lần lượt giảm 6% và 27% so với trước soát xét, chiếm lần lượt 185 tỷ và 539 tỷ đồng.
Do đó, tổng nợ xấu của NamABank tăng 81%, lên mức gần 2,259 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Tương ứng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1.66% lên mức 2.93% sau soát xét.
Ngoài ra, tại báo cáo này, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, NamABank đang tạm phân loại khoản nợ cho vay đối với 3 quỹ tín dụng nhân dân bị kiểm soát đặc biệt theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số tiền hơn 208,6 tỷ đồng tại ngày 30/6/2020 là Nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể từ NHNN.
Dù vậy, con số này cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế sau soát xét của NamABank khi vẫn ghi nhận là 160 tỷ đồng, giảm 54% so cùng kỳ do tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (gần 277 tỷ đồng).