Ngậm ngùi cất bằng đại học về nuôi loài gà đen ngòm thích leo cây

Google News

Sau 4 năm dùi mài kinh sử ở giảng đường đại học, ra trường cầm trên tay tấm bằng cử nhân đi xin việc nhiều nơi không thành, anh Sồng A Tơ đã về quê chọn cách làm giàu bằng nuôi loài gà đặc sản của đồng bào Mông-loài gà đen ngòm, đen "toàn tập".

Gà đen là giống gà quý của đồng bào Mông vùng cao, hiện nay đang được người dân một số địa phương nuôi nhân rộng để phát triển kinh tế gia đình, được nhiều thực khách săn tìm vì thịt thơm ngon, săn chắc.
Ngam ngui cat bang dai hoc ve nuoi loai ga den ngom thich leo cay
Thịt gà đen được rất nhiều thực khách ưa thích. 
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất từng nổi danh là thủ phủ trồng "cây anh túc-thuốc phiện", bao đời nay cuộc sống của đồng bào Mông xã Vân Hồ luôn bị cái đói, cái nghèo làm khổ. Ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp luôn thôi thúc chàng thanh niên Sồng A Tơ nỗ lực đèn sách hy vọng thi đỗ đại học.
Kể lại với PV Báo điện tử Danviet.vn, anh Sùng A Tơ cho hay, năm 2011, tin vui bay khắp bản Mông Chiềng Đi II, khi anh Tơ thi đỗ vào Học viện Hành chính Quốc gia ở tận thủ đô Hà Nội, chuyên ngành Quản lý nhà nước. Không phụ lòng của gia đình, hàng xóm, anh Tơ luôn miệt mài học tập, tích lũy thật nhiều kiến thức để ra trường xin được công việc Nhà nước như mong muốn.
Ngam ngui cat bang dai hoc ve nuoi loai ga den ngom thich leo cay-Hinh-2
Mô hình nuôi gà đen của anh Sồng A Tơ đang bước đầu mang lại hiệu quả vì đầu ra ổn định. 
Sau khi ra trường, phấn khởi cầm trên tay tấm bằng cử nhân, chàng thanh niên Mông Sồng A Tơ làm cả chục bộ hồ sơ, nộp nhiều nơi, xin việc nhiều chỗ, hy vọng xin được công việc Nhà nước càng sớm càng tốt. Thế nhưng hy dần tan biến khi năm lần bảy lượt nỗ lực xin việc của anh Tơ đều không có kết quả khiến anh nản lòng. 
Sau 4 năm kiên chì chờ đợi không có kết quả. Qua tìm hiểu trên sách báo, tivi, mạng internet, thấy mô hình nuôi gà đen đặc sản rất phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, anh Sồng A Tơ quyết định tìm hướng đi mới bằng cách khởi nghiệp nuôi loài gà quý của đồng bào Mông vùng cao. “Mình là con trai có sức khỏe thì làm gì cũng được, đâu cứ vào Nhà nước làm gì, mục đích cuối cùng cũng là kiếm đồng tiền...”, anh Tơ đúc rút và thổ lộ với PV Báo điện tử Danviet.vn. 
Anh Tơ chia sẻ thêm với PV Báo điện tử Danviet.vn: "Sau khi tìm hiểu kỹ về kỹ thuật nuôi gà đen, năm 2018 tôi làm chuồng trại và mua con giống về nuôi. Khi đó tôi biết bên thành phố Yên Bái có bán giống gà đen đặc sản này nên tôi sang đó mua hơn 300 con gà giống về nuôi thử. Giống gà đen đặc sản này khá đắt, mỗi con giá 17.000 đồng. Tổng số vốn tôi bỏ ra đầu tư chuồng trại, con giống ban đầu hết khoảng 40 triệu đồng".
Giống gà đen đặc sản của đồng bào Mông có thịt rất thơm ngon, săn chắc. Đàn gà đen đặc sản do anh Sồng A Tơ nuôi kiểu bán hoang dã nên chúng rất thích leo, bay lên các cành cây để "nghịch ngợm, thư giãn"...
Theo anh Tơ, đối với gà đen thức ăn của chúng chủ yếu ngô hạt, mỗi ngày cho chúng ăn 3 bữa, sáng, trưa và chiều tối. Tuy nuôi bán hoang dã nhưng người nuôi cũng cần thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ thoáng mát. Đặc biệt khi trời lạnh phải quây bạt kín chuồng giữ ấm cho gà, trời nắng ấm cho gà ra vườn chạy bay nhảy, bới giun, ăn rau cỏ để chúng khỏe hơn, có sức đề kháng tốt hơn. 
"Cũng như các loại gà khác, gà đen cũng rất nhạy cảm hay bị ốm và gặp dịch, phải chú ý tiêm phòng vắcxin đầy đủ định kỳ. Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn gà, nếu xuất hiện dấu hiệu gà bị rối loạn tiêu hóa, phân đổi màu hoặc ho, phải dùng thuốc xử lý ngay", anh Tơ chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà. 
Hiện nay, giá bán mỗi ka gà đen dao động từ 120.000 – 140.000 đồng/kg, chủ yếu anh Tơ bán cung cấp cho các nhà hàng và một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Vân Hồ. Gà ngon nên khách gọi đặt mua liên tục khiến đàn gà của anh Tơ luôn trong tình trạng "cháy hàng" vì gà không kịp lớn. 
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nuôi, lứa gà đầu tiên anh Tơ xuất bán được hơn 60 triệu đồng, không những bù được chi phí đầu tư chuồng trại mà anh còn lãi thêm 20 triệu đồng. Thời gian tới anh Tơ dự tính mở rộng mô hình nuôi, tăng số đàn lên 400 – 500 con/lứa và xây dựng hệ thống chuồng trại hiện đại hơn.
Theo Quốc Định /Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)