Toạ lạc trong một ngôi làng cổ ở Văn Lâm (Hưng Yên), căn biệt thự 2 tầng rộng 280m2 là nơi an dưỡng của cặp vợ chồng ngoài 70 tuổi.Đây cũng là nơi con cháu trong gia đình học tập và làm việc tại Hà Nội sẽ trở về sum họp mỗi dịp cuối tuần.Mong muốn của gia chủ là biệt thụ sẽ mang lại những cảm giác gần gũi, mộc mạc và hài hòa với cảnh quan chung của ngôi làng.Do đó, kiến trúc sư đưa ra giải pháp thiết kế một không gian sống mang đậm nét kiến trúc Bắc bộ truyền thống, xóa nhòa ranh giới giữa con người và thiên nhiên.Khai thác từ mô hình nhà 3 gian, kiến trúc sư thể hiện công trình với một nét đương đại nhất, phù hợp với cuộc sống hiện nay.Do là biệt thự vườn nên nhóm thiết kế dành ra 300m2 cho diện tích sân vườn.Để đáp ứng nhu cầu về công năng sử dụng, công trình được chia thành hai khối nhà. Ngoài ra, nhóm thiết kế còn sử dụng hệ mái với ngói đá đen Lai Châu - loại vật liệu có khả năng chịu nóng lạnh tốt.Khu đất với mặt tiền rất dài nhưng chiều sâu lại hạn chế nên công trình nằm khá sát so với ranh giới khu đất, diện tích dành cho cảnh quan sân vườn bị hạn chế.Để khắc phục nhược điểm này, kiến trúc sư điều chỉnh cao độ trong xây dựng nhằm tạo ra một trục cảnh quan kết nối giữa sân vườn nhân tạo bên trong và cây xanh mặt nước phía trước công trình.Hệ mái được thiết kế có độ dốc lớn để thoát nước mưa và tránh dột.Không gian chức năng được bố trí với hai khối chính, gồm khối sinh hoạt chung và khối phòng ngủ, ngăn cách bởi khoảng sân trong và những tuyến hành lang, hàng hiên dài...Điểm đặc biệt bên trong căn biệt thự là hai khoảng trống lớn. Khoảng trống thứ nhất là khoảng thông tầng phía phòng khách, nhằm kết nối không gian phòng ngủ trẻ phía trên qua một chiếc cửa sổ vòm.Khoảng trống thứ hai là phần lõi trung tâm của ngôi nhà với vườn cây xanh mát, đóng vai trò làm khoảng đệm đảm bảo sự riêng tư cho khối phòng ngủ chính. Nguồn ảnh: Trieu ChienBí ẩn ngôi biệt thự bỏ hoang, bên trong là kho đồ hiệu trăm tỉ
Toạ lạc trong một ngôi làng cổ ở Văn Lâm (Hưng Yên), căn biệt thự 2 tầng rộng 280m2 là nơi an dưỡng của cặp vợ chồng ngoài 70 tuổi.
Đây cũng là nơi con cháu trong gia đình học tập và làm việc tại Hà Nội sẽ trở về sum họp mỗi dịp cuối tuần.
Mong muốn của gia chủ là biệt thụ sẽ mang lại những cảm giác gần gũi, mộc mạc và hài hòa với cảnh quan chung của ngôi làng.
Do đó, kiến trúc sư đưa ra giải pháp thiết kế một không gian sống mang đậm nét kiến trúc Bắc bộ truyền thống, xóa nhòa ranh giới giữa con người và thiên nhiên.
Khai thác từ mô hình nhà 3 gian, kiến trúc sư thể hiện công trình với một nét đương đại nhất, phù hợp với cuộc sống hiện nay.
Do là biệt thự vườn nên nhóm thiết kế dành ra 300m2 cho diện tích sân vườn.
Để đáp ứng nhu cầu về công năng sử dụng, công trình được chia thành hai khối nhà. Ngoài ra, nhóm thiết kế còn sử dụng hệ mái với ngói đá đen Lai Châu - loại vật liệu có khả năng chịu nóng lạnh tốt.
Khu đất với mặt tiền rất dài nhưng chiều sâu lại hạn chế nên công trình nằm khá sát so với ranh giới khu đất, diện tích dành cho cảnh quan sân vườn bị hạn chế.
Để khắc phục nhược điểm này, kiến trúc sư điều chỉnh cao độ trong xây dựng nhằm tạo ra một trục cảnh quan kết nối giữa sân vườn nhân tạo bên trong và cây xanh mặt nước phía trước công trình.
Hệ mái được thiết kế có độ dốc lớn để thoát nước mưa và tránh dột.
Không gian chức năng được bố trí với hai khối chính, gồm khối sinh hoạt chung và khối phòng ngủ, ngăn cách bởi khoảng sân trong và những tuyến hành lang, hàng hiên dài...
Điểm đặc biệt bên trong căn biệt thự là hai khoảng trống lớn. Khoảng trống thứ nhất là khoảng thông tầng phía phòng khách, nhằm kết nối không gian phòng ngủ trẻ phía trên qua một chiếc cửa sổ vòm.
Khoảng trống thứ hai là phần lõi trung tâm của ngôi nhà với vườn cây xanh mát, đóng vai trò làm khoảng đệm đảm bảo sự riêng tư cho khối phòng ngủ chính. Nguồn ảnh: Trieu Chien