Mua cây “rẻ tiền” về trồng “ngược”, khách trả cả chục triệu vẫn không bán

Google News

Không trồng xuôi như bình thường, lão nông này mua cây về trồng ngược, đó là gốc ở bên trên còn ngọn lại cắm xuống dưới đất.

Đam mê cây cảnh từ khi còn nhỏ nhưng ông Lê Thạnh (SN 1963, Tam Kỳ, Quảng Nam) không có đủ tiềm lực kinh tế cũng như các điều kiện để theo đuổi. Chàng trai năm đó đã phải tạm gác lại ước mơ và lao vào guồng quay “cơm áo gạo tiền”. Tưởng chừng ước mơ đã dập tắt, vào năm 1997, khi ông an cư tại Tam Kỳ (Quảng Nam), niềm đam mê thuở nào lại bắt đầu được nhen nhóm. Ông bắt đầu sưu tầm và chăm sóc các loại cây cảnh, đặc biệt là cây bonsai.
Ông tận dụng khoảng không gian trên sân thượng của nhà rộng khoảng vài chục mét vuông để làm vườn trưng bày hàng trăm tác phẩm với đủ các loại dáng, thế khác nhau. Từ cây to đến cây nhỏ, cây nào cây nấy đều được ông chăm sóc, cắt tỉa rất cẩn thận và tỉ mỉ khiến ai bước vào khu vườn nhỏ này cũng phải ngỡ ngàng.
Điều đáng chú ý nhất là những cây bonsai được trồng ngược có trong vườn nhà ông. Đó là cách trồng khác với thông thường, “gốc trên trời, ngọn dưới đất”. Với kiểu trồng này, ông có đến vài chục chậu cây trên sân thượng.
Theo ông, nghệ thuật bonsai kinh điển quan niệm bonsai là nghệ thuật tái hiện hình tượng cây cối từ thiên nhiên vào trong tác phẩm. Mỗi tác phẩm bonsai là mô phỏng lại dáng thế đặc trưng được định hình, lần lượt là văn nhân, bạt phong, thác đổ, tam đa, ngũ phúc, cụm rừng… trong thiên nhiên.
Mua cay “re tien” ve trong “nguoc”, khach tra ca chuc trieu van khong ban
Những cây bonsai ngược được ông Thạnh làm thu hút sự quan tâm của nhiều người. 
Những cây bonsai mọc ngược này cũng vậy, mọi người có thể nhìn thấy trong các hang động sẽ thấy cây mọc từ trên xuống dưới. “Dựa vào điều này, tôi mới nghiên cứu để trồng các cây bonsai theo cách này”, ông cho hay.
Ban đầu có ý tưởng này, ông Thạnh có chia sẻ với bạn bè đồng môn. “Nhưng họ cho rằng đó là phản cảm và phi tự nhiên. Tôi thấy nhận định như vậy là không đúng vì cây mọc trong hang động rất nhiều, không phi tự nhiên hay phản cảm một chút nào”, ông chia sẻ.
Bỏ ngoài tai những lời của bạn bè, ông một mình một hướng đi, không cần ai hỗ trợ, tự nghiên cứu và làm. Năm 2011, ông bắt đầu trồng những cây đầu tiên. Tuy có khó khăn vì chưa ai làm, ông phải tự làm và rút kinh nghiệm dần. Trồng theo cách này, ông có làm chết một vài cây nhưng nó giúp ông nắm bắt rõ hơn về cách trồng.
Mua cay “re tien” ve trong “nguoc”, khach tra ca chuc trieu van khong ban-Hinh-2
 

Mua cay “re tien” ve trong “nguoc”, khach tra ca chuc trieu van khong ban-Hinh-3
 

Mua cay “re tien” ve trong “nguoc”, khach tra ca chuc trieu van khong ban-Hinh-4
 

Mua cay “re tien” ve trong “nguoc”, khach tra ca chuc trieu van khong ban-Hinh-5
Một số tác phẩm bonsai ngược của ông Lê Thạnh. 
“Sau thời gian trồng, tôi mới nhận ra trồng cây ngược như này chỉ cần đảm bảo một số điều kiện căn bản về môi trường là được. Còn cách chăm sóc không có gì khác với các cây bonsai “xuôi” như bình thường cả”, ông chia sẻ thêm.
Về dáng thế, bonsai “xuôi” có các thế trực, xiêu, hoành, huyền (thẳng đứng, nghiêng, ngang và đổ) thì trong bonsai ngược cũng có các dạng tương ứng: trực (thẳng nhưng chốc ngược xuống dưới), xiêu (chốc nghiêng), hoành (chốc ngang) và huyền (vừa chốc vừa đổ).
Còn chậu cho bonsai ngược lại có thể sử dụng nhiều thứ khác nhau để thể hiện sự sáng tạo. Ví dụ như một chiếc ấm pha trà, một cái lu, cái chén rượu hay cái độc bình cắm hoa.
Mua cay “re tien” ve trong “nguoc”, khach tra ca chuc trieu van khong ban-Hinh-6
 Ông Lê Thạnh nhận được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận Bằng kỷ lục "Người tạo tác các tác phẩm Bonsai ngược nhiều nhất Việt Nam" ngay tại buổi Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 41 diễn ra ngày 20/12 vừa qua.

Mua cay “re tien” ve trong “nguoc”, khach tra ca chuc trieu van khong ban-Hinh-7
Cây quýt này ông thích nhất, ông mua từ Quảng Ngãi với giá 1,2 triệu đồng. Bây giờ, cây có gốc to bằng bắp tay, ra rất nhiều quả mỗi khi đến mùa. 
Sau gần chục năm làm bonsai ngược, ông đã làm được hơn 100 tác phẩm. Trong đó, ông thích nhất là cây quýt được trồng ngay thời điểm thử nghiệm bonsai ngược, cây này ông mua từ Quảng Ngãi với giá 1,2 triệu đồng. Bây giờ, cây có gốc to bằng bắp tay, ra rất nhiều quả mỗi khi đến mùa. “Nếu có ai đó trả cả chục triệu, tôi cũng không bán”, ông quả quyết.
Với hơn 100 tác phẩm bonsai ngược này, ông bỏ ra kinh phí không nhiều. Vì ông thường mua cây bonsai hay phôi cây bonsai với giá khoảng vài trăm nghìn để về làm. Và vì yêu cây, ông chủ yếu đem tặng cho những người thực sự đam mê chứ không bán. Bởi lẽ đó, ông cho rằng những người trả giá hàng chục, cả trăm triệu một cây nhưng chưa chắc họ đã yêu cây. Điều đó khiến ông không yên tâm giao những “đứa con tinh thần” của mình cho họ.
Nhờ có các tác phẩm mọc ngược, ông Lê Thạnh được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận Bằng kỷ lục "Người tạo tác các tác phẩm Bonsai ngược nhiều nhất Việt Nam" ngay tại buổi Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 41 diễn ra ngày 20/12 vừa qua.
Theo Anh Thư (Dân Việt)

>> xem thêm

Bình luận(0)