Mua theo sở thích ăn uống của cả nhà
Một cách để tiết kiệm chi phí ăn uống chính là mua đúng và mua đủ.
Mua đúng là mua đồ ăn theo sở thích, thói quen ăn uống của cả gia đình. Còn mua đủ là chỉ mua lượng thức ăn theo nhu cầu của cả gia đình.
Các bà nội trợ muốn tiết kiệm được nhiều tiền nhất phải luôn ghi nhớ điều này. Việc mua vô tội vạ, mua nhiều đồ ăn không hợp khẩu vị. Hoặc mua quá nhiều so với lượng người trong gia đình vừa gây lãng phí vừa tốn tiền.
Đặt hạn mức số tiền đi chợ hàng tháng
Điều đầu tiên bạn cần làm nếu muốn tiết kiệm tiền nấu ăn nhất chính là đặt ra hạn mức chi phí dành cho việc đi chợ, mua sắm thực phẩm.
Việc này sẽ căn cứ vào 2 yếu tố:
- Tiềm lực kinh tế của gia đình
- Nhu cầu ăn uống của gia đình
Trong đó tiềm lực kinh tế là yếu tố then chốt đầu tiên, cần được quan tâm nhất. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao, chi phí cho việc ăn uống có thể thoải mái.
Nhưng nếu thu nhập chỉ ở mức trung bình, vấn đề này cần được cân nhắc kĩ càng. Nếu chi quá nhiều tiền cho ăn uống, bạn sẽ không còn tiền để tiết kiệm và làm các việc khác
Tiền nên được chia thành 5 phần với 5 mục đích khác nhau:
- Sinh hoạt hàng tháng
- Tiền tiết kiệm
- Giáo dục
- Giải trí
- Đầu cơ
Tuy nhiên cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối với mỗi người. Vì nếu mức thu nhập của bạn quá thấp thì chỉ có thể phục vụ việc sinh hoạt đã gần hết.
Do vậy, hãy căn cứ vào tình hình kinh tế của mình để phân chia ngân sách sao cho phù hợp.
Ví dụ, gia đình có tổng thu nhập là 15.000.000đ, gồm 2 vợ chồng và 2 trẻ nhỏ. Bạn có thể đặt hạn mức chi phí ăn uống khoảng 5.000.000đ.
Sau khi có hạn mức chi phí ăn uống, bạn sẽ chia nó cho số ngày trong tháng để biết được một ngày bạn nên đi chợ, mua đồ ăn thức uống cho gia đình như thế nào.
Hãy lên kế hoạch mua sắm trước khi đi chợ
Khi bạn dành thời gian cho việc lên kế hoạch ăn uống, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian mua sắm ở chợ hay các siêu thị mà còn có thể tiết kiệm tiền. Vì sao ư? Bạn sẽ thường chuẩn bị đủ thức ăn cho cả tuần và ít phải ăn ngoài hay gọi đồ ăn về văn phòng. Nếu bạn chưa quen với việc lập kế hoạch bữa ăn, thì đây là một số mẹo giúp bạn bắt đầu:
+ Viết ra những món ăn bạn muốn chuẩn bị trong tuần.
+ Kết hợp thực phẩm bạn đã có trong tủ lạnh vào kế hoạch bữa ăn của bạn. Dự định sử dụng các sản phẩm tươi - ưu tiên sử dụng các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn trước để tránh thực phẩm bị hỏng.
+ Nếu bạn quá "bí" trong việc lên ý tưởng nấu món gì, vậy thì bạn có thể vào các nhóm bếp, nấu ăn, ... để học hỏi và lưu lại những món bạn thích.
+ Lên kế hoạch để có những bữa ăn cân bằng và bổ dưỡng.
+ Lập danh sách thực phẩm cần mua - cách này cũng giúp bạn không chi tiền để mua tích trữ quá nhiều thực phẩm để khi chưa dùng đến thì thực phẩm đã hết hạn.
Ưu tiên mua trái cây, rau củ theo mùa
Rau củ theo mùa thường sẽ có ít chất kích thích bảo quản hơn, cũng như tránh phải nhập từ các vùng miền xa xôi có khí hậu khác với nơi bạn sinh sống. Ngoài ra, vì là rau củ, trái cây theo mùa, nên giá thành cũng sẽ rẻ hơn khi mua trái mùa. Cách này sẽ giúp bạn được thưởng thức đồ tươi ngon và tiết kiệm hơn trong giai đoạn khó khăn này.
Hãy tự chuẩn bị trái cây và đồ ăn thay vì mua sẵn
Rất dễ để nhận thấy tại các siêu thị, quầy hoa quả luôn có loại được cắt miếng và bỏ hộp - bạn chỉ cần mua về và có thể dùng luôn. Đồ ăn cũng vậy, các siêu thị đều sẽ có bán thức ăn đã nấu sẵn hay sơ chế sẵn.
Tuy nhiên, giá cả của chúng thường đắt hơn loại hoa quả chưa gọt sẵn hay thức ăn chưa chế biến hoặc nấu sẵn. Ít ai biết rằng đa phần số hoa quả được gọt sẵn hay thức ăn được nấu sẵn này thường không tươi. Có thể chúng là hoa quả bị dập nát được cắt và giữ lại phần lành lặn, hoặc nguyên liệu nấu ăn có thể là thức ăn tươi bán còn tồn từ ngày hôm trước.
Chính vì vậy, hãy hạn chế mua những loại thực phẩm này, thay vào đó, bạn hãy tự mua và chuẩn bị - tuy sẽ mất thời gian hơn nhưng sẽ giúp bạn được sử dụng đồ tươi ngon cũng như tiết kiệm được rất nhiều.
Đi chợ một lần cho cả ngày
Ở các nước Phương Tây, người dân có thói quen đi siêu thị 1 lần và mua đồ cho cả tuần. Nhưng ở Việt Nam, thói quen này vẫn rất ít.
Người dân vẫn muốn đi chợ thường xuyên và mua thực phẩm tươi sống cho cả gia đình. Đặc biệt có những gia đình ngày ăn ba bữa thì đi chợ ba lần.
Việc đi lại nhiều như vậy vừa tốn thời gian lại tốn tiền xăng xe. Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí, nên đi chợ 1 lần cho cả ngày, thậm chí cho vài ngày. Vừa tiết kiệm tiền xăng, vừa có thể mua nhiều đồ và giá thành tất nhiên sẽ thấp hơn.
Tích cực săn các chương trình giảm giá
Với những thực phẩm có thể để lâu và dùng trong thời gian dài như: gia vị, dầu ăn, mì gói… bạn nên mua nhiều, mua size lớn để được hưởng mức giá thấp. Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Các siêu thị lớn luôn có chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng ngày. Hãy tận dụng cơ hội này để vừa sản phẩm tốt mà giá thành thấp. Giúp tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Nếu thường xuyên áp dụng đầy đủ các cách trên thì gia đình bạn sẽ có nhiều tiền để sử dụng và các công việc khác.
Chế biến nhiều món ăn từ một nguyên liệu
Đây là một trong những mẹo đi chợ tiết kiệm được nhiều bà nội trợ áp dụng. Điều này giúp giảm được rất nhiều thời gian và chi phí khi mua sắm.
Ví dụ: Khi mua sườn heo, có thể chia làm 3 phần: một phần sườn ram ăn ngày đầu tiên. Cất lại hai phần kia để chế biến thành món sườn xào chua ngọt và canh sườn hầm cho hai ngày nữa. Hoặc dành cho hai bữa ăn khác nhau trong ngày.