Loạt "bóng hồng" quyền lực trong ngành ngân hàng Việt

Google News

Ngày càng có nhiều phụ nữ tài năng, nắm giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong ngành ngân hàng Việt.

Giữ vị trí cầm cương tại các ngân hàng, và theo thời gian độ tuổi dần trẻ hóa cho thấy bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam đang dần được khẳng định.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Tháng 11/2022, bà Nguyễn Thị Hồng trở thành nữ Thống đốc đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước. Bà Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1968, ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), có bằng Thạc sĩ Kinh tế phát triển; Cao cấp lý luận chính trị.
Loat
 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: TTXVN
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng có nhiều năm gắn bó với ngành ngân hàng. Từ năm 1991-1993, bà Nguyễn Thị Hồng là Chuyên viên Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ tháng 11/1993 - tháng 4/1995, bà là Chuyên viên Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ tháng 4/1995 - 4/2008, bà là Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Vụ Chính sách tiền tệ. Từ tháng 4/2008 - 7/2011, bà Nguyễn Thị Hồng là Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.
Từ tháng 8/2011 - 1/2012 bà là Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ. Từ tháng 1/2012 - tháng 8/2014 bà là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.
Từ tháng 8/2014 - 8/2020, bà là Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ tháng 8/2020 - tháng 11/2020, bà là Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Ngân hàng Trung ương.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch HĐQT của SeABank
Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Bà từng học qua nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ), do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.
Loat
 Doanh nhân Nguyễn Thị Nga. Ảnh: SeaBank
Sau 10 năm giữ cương vị Chủ tịch SeABank, với quy định Nghị định số 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, bà Nga hiện đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT của SeABank. Cũng tại đây, bà Lê Thu Thuỷ, con gái bà Nga, giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Bên cạnh lĩnh vực tài chính ngân hàng, doanh nhân Nguyễn Thị Nga còn nổi tiếng kinh doanh bất động sản, du lịch khách sạn khi giữ vai trò Chủ tịch Tập đoàn BRG, đơn vị sở hữu hệ thống khách sạn Hilton tại Việt Nam và nhiều khách sạn lớn khác tại Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HDBank
Với tổng tài sản ước tính 2,4 tỷ USD, Phó Chủ tịch HDBank, đồng thời là bà chủ hãng hàng không Vietjet Air – Nguyễn Thị Phương Thảo là người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt hiện nay.
Loat
 Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: HDBank
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động kinh tế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính – ngân hàng, tham gia điều hành một số ngân hàng ở nước ngoài, sáng lập và quản trị một số ngân hàng tại Việt Nam.
Với cương vị là Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank, bà Thảo đã thực hiện nhiều đổi mới, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển ngân hàng.
Bà Thái Hương – Tổng giám đốc BacABank
Bà Thái Hương sinh năm 1958 tại Nghệ An, là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank).
Loat
 Bà Thái Hương. Ảnh: Vietnambusinessinsider
Trong suốt hơn 20 năm đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc kiêm chức Phó chủ tịch, bà đã đưa Bac A Bank trở thành một ngân hàng uy tín tại Việt Nam với mức vốn hóa trên 650 triệu USD
Dù khá kín tiếng với báo chí nhưng bà Hương được xem là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của giới tài chính Việt Nam.
Ngoài ra, tên tuổi của nữ doanh nhân Thái Hương còn gắn liền với thương hiệu sữa TH True Milk.
Bà Lê Thị Băng Tâm - Chủ tịch HDBank
Bà Lê Thị Băng Tâm sinh năm 1947 tại Phú Yên. Bà hiện Chủ tịch HĐQT HDBank, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của CTCP sữa Việt Nam - Vinamilk.
Loat
 Bà Lê Thị Băng Tâm. Ảnh: Internet
Bà Tâm từng giữ nhiều chức vụ cao cấp và quan trọng thuộc Bộ Tài chính, từng là Thứ trưởng Bộ tài chính ở giai đoạn 1995-2006, chủ tịch HĐTV Tổng công ty đầy tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) từ năm 2006-2008.
Bà Tâm được đánh giá là rất thành công trong lĩnh vực quản lý tài chính và ngân sách quốc gia và đặc biệt thành công trong công tác tài chính đối ngoại. Là người đứng đầu HDBank, bà đã có những đóng góp đáng kể trong các thành quả mà HDBank đã đạt được cũng như việc hoạch định chiến lược phát triển ngân hàng trong thời gian tới.
Bà Trần Thị Thu Hằng – Chủ tịch Kienlongbank
Sinh năm 1985, từng tốt nghiệp thạc sỹ Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bà Trần Thị Thu Hằng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng. Giai đoạn 2011-2018, bà trải qua một số vị trí quản lý ở MB, LienVietPostBank và MSB.
Loat
 Chủ tịch Kienlongbank. Ảnh: KienlongBank
Tháng 1/2021, bà được bầu làm thành viên HĐQT Kienlongbank, sau đó được bầu làm Phó Chủ tịch và chính thức làm Chủ tịch Kienlongbank từ 26/5/2021.
Chủ tịch Kienlongbank hiện đang nắm giữ hơn 15,3 triệu cổ phiếu KLB, chiếm 4,75% vốn điều lệ ngân hàng.
Bà Bùi Thị Thanh Hương – Chủ tịch NCB
Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý (CFVG). Bà cũng được cấp chứng chỉ Kiểm toán viên độc lập năm 2005 của CPA.
Tháng 7/2021, bà Bùi Thị Thanh Hương được bầu làm Chủ tịch NCB.
Loat
 Bà Bùi Thị Thanh Hương. Ảnh: NCB
Trước đó, bà Hương đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán - tài chính ngân hàng - quản lý điều hành doanh nghiệp.
Cụ thể, bà Hương đã nắm giữ các vị trí quản lý trong lĩnh vực quản trị chiến lược tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn như: Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược NH TMCP Tiên phong (TPBank); Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng NH TMCP Đông Nam Á (SSB)…
 
Hoàng Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)