Hạt macca hay mắc ca còn có tên gọi khác là macadamia, có xuất xứ từ Úc. Mắc ca được xem là loại hạt đắt nhất thế giới không chỉ về giá cả mà còn bởi những giá trị dinh dưỡng mang lại. Ảnh: InternetNgày nay, hạt mắc ca xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tính đến hết năm 2022, cả nước có 29 tỉnh trồng mắc ca, tổng diện tích trên 20.000 ha. Ảnh: Báo chính phủỞ khu vực Tây Bắc, năng suất mắc ca trung bình đối với vườn cây trồng từ năm thứ 10 trở lên đạt 3 tấn quả tươi/ha đối với diện tích trồng thuần và khoảng 2,5 tấn quả tươi/ha khi trồng xen canh với cây trồng khác. Ảnh: Tiền phongTại Tây Nguyên, năng suất mắc ca ở năm thứ 10 trở lên đạt 4 tấn quả tươi/ha nếu trồng thuần và 2,8 tấn quả tươi/ha khi trồng xen canh. Ảnh: Người lao độngHạt mắc ca có vỏ cứng màu nâu, nhân to khoảng 3cm, màu trắng sữa, vị ngọt bùi. Ảnh: BTM FoodTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, mắc ca Việt Nam đã được xuất khẩu sang 21 quốc gia/vùng lãnh thổ gồm Thái Lan, Đức, Malaysia, Hong Kong (TQ), Hà Lan, Mỹ...Sản phẩm mắc ca của Việt Nam chủ yếu là hạt sấy khô, nhân. Ảnh: Báo Đắk NôngĐáng chú ý, mắc ca xuất khẩu sang Nhật Bản được bán trong siêu thị với giá khoảng 700.000 đồng/kg. Ảnh: InternetTại thị trường Việt Nam, mắc ca được bán rộng rãi trên khắp chợ mạng và các cửa hàng. Giá bán lẻ mắc ca sấy Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng...dao động từ 320.000 – 360.000 đồng/kg. Ảnh: FacebookTrong khi đó, giá mắc ca Úc nhập khẩu giá từ 420.000 – 560.000 đồng/kg. Ảnh: SieuthihatdinhduongHạt mắc ca chứa nhiều chất béo tốt cần để giảm cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt giúp cho hệ thống tim mạch khỏe mạnh, ngăn cản tắc nghẽn xơ vữa động mạch. Ảnh: InternetTheo Hội đồng hạt quả khô thế giới (INC), trong 5-6 năm tới, nhu cầu sử dụng hạt nhân mắc ca duy trì ở mức tăng trưởng cao. Dự báo đến năm 2030, lượng cung mắc ca trên toàn thế giới mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Ảnh: Dacsantaybac
Hạt macca hay mắc ca còn có tên gọi khác là macadamia, có xuất xứ từ Úc. Mắc ca được xem là loại hạt đắt nhất thế giới không chỉ về giá cả mà còn bởi những giá trị dinh dưỡng mang lại. Ảnh: Internet
Ngày nay, hạt mắc ca xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tính đến hết năm 2022, cả nước có 29 tỉnh trồng mắc ca, tổng diện tích trên 20.000 ha. Ảnh: Báo chính phủ
Ở khu vực Tây Bắc, năng suất mắc ca trung bình đối với vườn cây trồng từ năm thứ 10 trở lên đạt 3 tấn quả tươi/ha đối với diện tích trồng thuần và khoảng 2,5 tấn quả tươi/ha khi trồng xen canh với cây trồng khác. Ảnh: Tiền phong
Tại Tây Nguyên, năng suất mắc ca ở năm thứ 10 trở lên đạt 4 tấn quả tươi/ha nếu trồng thuần và 2,8 tấn quả tươi/ha khi trồng xen canh. Ảnh: Người lao động
Hạt mắc ca có vỏ cứng màu nâu, nhân to khoảng 3cm, màu trắng sữa, vị ngọt bùi. Ảnh: BTM Food
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, mắc ca Việt Nam đã được xuất khẩu sang 21 quốc gia/vùng lãnh thổ gồm Thái Lan, Đức, Malaysia, Hong Kong (TQ), Hà Lan, Mỹ...Sản phẩm mắc ca của Việt Nam chủ yếu là hạt sấy khô, nhân. Ảnh: Báo Đắk Nông
Đáng chú ý, mắc ca xuất khẩu sang Nhật Bản được bán trong siêu thị với giá khoảng 700.000 đồng/kg. Ảnh: Internet
Tại thị trường Việt Nam, mắc ca được bán rộng rãi trên khắp chợ mạng và các cửa hàng. Giá bán lẻ mắc ca sấy Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng...dao động từ 320.000 – 360.000 đồng/kg. Ảnh: Facebook
Trong khi đó, giá mắc ca Úc nhập khẩu giá từ 420.000 – 560.000 đồng/kg. Ảnh: Sieuthihatdinhduong
Hạt mắc ca chứa nhiều chất béo tốt cần để giảm cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt giúp cho hệ thống tim mạch khỏe mạnh, ngăn cản tắc nghẽn xơ vữa động mạch. Ảnh: Internet
Theo Hội đồng hạt quả khô thế giới (INC), trong 5-6 năm tới, nhu cầu sử dụng hạt nhân mắc ca duy trì ở mức tăng trưởng cao. Dự báo đến năm 2030, lượng cung mắc ca trên toàn thế giới mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Ảnh: Dacsantaybac