Nhiều người nói vui, ông Huân lắp điều hòa chỉ để làm mát và nuôi loài “chuột khổng lồ“ mà bỏ túi nửa tỷ đồng mỗi năm. Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Huân, bản Kim Tân (xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), cho biết: "Năm 2010, tôi mua 10 con dúi cái và 5 con dúi đực về nuôi. Sau khi nuôi được 1 năm, một số con lớn cũng bắt đầu đẻ con nhưng tôi không hiểu vì sao đẻ xong dúi mẹ cứ cắn chết dúi con và ăn hết sạch. Tôi làm đủ mọi cách, như: Xây hố, lắp ống để dúi sinh sản như ngoài tự nhiên nhưng đều tốn công vô ích. Tôi phải mất 5 năm mới thuần hóa được dúi rừng thành dúi nhà để nuôi hàng hóa. Hiện nay, cả khu nuôi dúi của gia đình có khoảng 1.000 con dúi rừng đã thuần".Theo ông Huân, trong 10 con dúi cái mua ở rừng về, khi đẻ ra dúi con chỉ có từ 1 - 2 con dúi con là làm giống tốt. Nên trong thời gian nuôi thuần dúi rừng phải nhẫn nại, kiên trì mới thành công được. Một khi đã thuần hóa được và có kinh nghiệm chăm sóc trong việc lựa chọn con giống, nuôi dúi lại rất nhàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.Để nuôi dúi sinh sản, ông Huân dùng gạch ốp lát 50x50cm ghép với nhau tạo thành từng ô vuông.Mỗi ô vuông, ông Huân ghép một dúi đực với dúi cái thành một cặp.Để tiện theo dõi, chăm sóc, ông Huân dùng bút ghi ngày ghép đôi dúi, ngày tách đôi, ngày đẻ, ngày tách con lên từng ô nuôi.Đối với dúi giống, dúi thịt thương phẩm, ông Huân xây thành những ô to hơn để thuận lợi cho việc cung cấp thức ăn và dọn dẹp vệ sinh.Thức ăn chính của dúi là cỏ voi (chiếm 80%), ngoài ra bổ sung thêm hạt ngô, vỏ măng, mía (đối với dúi đẻ). Để có đủ thức ăn cung cấp cho dúi, ông Huân dành 500m2 đất trồng cỏ voi.Ông Huân cho biết thêm: Một năm dúi mẹ đẻ 3 lứa. Mỗi lứa dúi mẹ đẻ trung bình 3 con.Theo kinh nghiệm nuôi dúi nhiều năm của ông Huẩn, trường hợp đặc biệt, có những con dúi mẹ đẻ được 4 con.Ông Huân tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Một ngày dúi chỉ ăn một lần. Thời điểm thích hợp nhất để cho dúi ăn là vào lúc chiều tối từ 17 -18h. Thức ăn của dúi dễ kiếm, rẻ tiền, có thể trữ được lâu..."Để bổ sung khoáng chất và canxi cho dúi, ông Huân mua thêm xương (đã luộc chín, dóc hết thịt, để khô ráo) về cho dúi gặm.Ông Huân chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: Thời gian sinh sản tốt nhất của dúi là từ tháng 9 dương lịch năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa nắng nóng khi nhiệt độ tăng cao, dúi đẻ rất ít. Nhiệt độ thích hợp để dúi sinh sản và phát triển tốt là từ 25oC đến 28oC. Bởi vậy, để dúi sinh sản quanh năm, tôi lắp thêm điều hòa, quạt hơi nước trong chuồng trại.Từ năm 2019 đến nay, ông Huân xuất bán được khoảng 350 đôi dúi giống và 8 tạ dúi thịt ra thị trường, gồm: Các tỉnh Tây Bắc và một số tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Quảng Nam...Với giá dúi thịt từ 400.000 - 450.000 đồng/kg, giá dúi giống 1,5 triệu đồng/một đôi, ông Huân thu trên 800 triệu đồng/năm. Sau khi trừ chi phí thức ăn, điện, nhân công lao động, ông Huân bỏ túi 500 triệu đồng/năm.
Nhiều người nói vui, ông Huân lắp điều hòa chỉ để làm mát và nuôi loài “chuột khổng lồ“ mà bỏ túi nửa tỷ đồng mỗi năm. Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Huân, bản Kim Tân (xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), cho biết: "Năm 2010, tôi mua 10 con dúi cái và 5 con dúi đực về nuôi. Sau khi nuôi được 1 năm, một số con lớn cũng bắt đầu đẻ con nhưng tôi không hiểu vì sao đẻ xong dúi mẹ cứ cắn chết dúi con và ăn hết sạch. Tôi làm đủ mọi cách, như: Xây hố, lắp ống để dúi sinh sản như ngoài tự nhiên nhưng đều tốn công vô ích. Tôi phải mất 5 năm mới thuần hóa được dúi rừng thành dúi nhà để nuôi hàng hóa. Hiện nay, cả khu nuôi dúi của gia đình có khoảng 1.000 con dúi rừng đã thuần".
Theo ông Huân, trong 10 con dúi cái mua ở rừng về, khi đẻ ra dúi con chỉ có từ 1 - 2 con dúi con là làm giống tốt. Nên trong thời gian nuôi thuần dúi rừng phải nhẫn nại, kiên trì mới thành công được. Một khi đã thuần hóa được và có kinh nghiệm chăm sóc trong việc lựa chọn con giống, nuôi dúi lại rất nhàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để nuôi dúi sinh sản, ông Huân dùng gạch ốp lát 50x50cm ghép với nhau tạo thành từng ô vuông.
Mỗi ô vuông, ông Huân ghép một dúi đực với dúi cái thành một cặp.
Để tiện theo dõi, chăm sóc, ông Huân dùng bút ghi ngày ghép đôi dúi, ngày tách đôi, ngày đẻ, ngày tách con lên từng ô nuôi.
Đối với dúi giống, dúi thịt thương phẩm, ông Huân xây thành những ô to hơn để thuận lợi cho việc cung cấp thức ăn và dọn dẹp vệ sinh.
Thức ăn chính của dúi là cỏ voi (chiếm 80%), ngoài ra bổ sung thêm hạt ngô, vỏ măng, mía (đối với dúi đẻ). Để có đủ thức ăn cung cấp cho dúi, ông Huân dành 500m2 đất trồng cỏ voi.
Ông Huân cho biết thêm: Một năm dúi mẹ đẻ 3 lứa. Mỗi lứa dúi mẹ đẻ trung bình 3 con.
Theo kinh nghiệm nuôi dúi nhiều năm của ông Huẩn, trường hợp đặc biệt, có những con dúi mẹ đẻ được 4 con.
Ông Huân tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Một ngày dúi chỉ ăn một lần. Thời điểm thích hợp nhất để cho dúi ăn là vào lúc chiều tối từ 17 -18h. Thức ăn của dúi dễ kiếm, rẻ tiền, có thể trữ được lâu..."
Để bổ sung khoáng chất và canxi cho dúi, ông Huân mua thêm xương (đã luộc chín, dóc hết thịt, để khô ráo) về cho dúi gặm.
Ông Huân chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: Thời gian sinh sản tốt nhất của dúi là từ tháng 9 dương lịch năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa nắng nóng khi nhiệt độ tăng cao, dúi đẻ rất ít. Nhiệt độ thích hợp để dúi sinh sản và phát triển tốt là từ 25oC đến 28oC. Bởi vậy, để dúi sinh sản quanh năm, tôi lắp thêm điều hòa, quạt hơi nước trong chuồng trại.
Từ năm 2019 đến nay, ông Huân xuất bán được khoảng 350 đôi dúi giống và 8 tạ dúi thịt ra thị trường, gồm: Các tỉnh Tây Bắc và một số tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Quảng Nam...Với giá dúi thịt từ 400.000 - 450.000 đồng/kg, giá dúi giống 1,5 triệu đồng/một đôi, ông Huân thu trên 800 triệu đồng/năm. Sau khi trừ chi phí thức ăn, điện, nhân công lao động, ông Huân bỏ túi 500 triệu đồng/năm.