Zen trong tiếng Nhật có nghĩa là “Thiền”, có nguồn gốc từ chữ Phạn. Zen là một hình thái của đạo Phật, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới lối sống của người Nhật.
Hiện nay, lối sống Zen còn xuất hiện tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trang trí nội thất phong cách Zen cũng khá thịnh hành (Phong cách Nhật Bản hiện đại - Japandi).
Phong cách Zen sử dụng các vật liệu tự nhiên, ánh sáng tự nhiên, mọi thứ tối giản và không gian ngăn nắp. Trong thiết kế nội thất, Zen phản ánh sự cân bằng, hài hòa và thư giãn.
|
Một nét phong cách Zen. |
Thiết kế nội thất Zen dựa trên năm yếu tố tự nhiên – lửa, đất, kim loại, nước, gỗ. Tuy nhiên, Zen không có nghĩa là có tách mình khỏi cuộc sống mà là ung dung sống, làm những động tác của cuộc sống hàng ngày với một cách tự nhiên. Sống Zen cũng đồng nghĩa với sống chậm lại, biến các thử thách trong cuộc sống trở thành đơn giản. Dù cho có bận rộn công việc đến mức nào, con người đất nước mặt trời mọc vẫn luôn coi trọng cân bằng trong cuộc sống.
Những người theo trường phái này dù bận đến đâu, họ vẫn dành thời gian để thư giãn thông qua mỗi hoạt động của cuộc sống thường nhật.
Tất cả những tinh thần đó đã được chị Trầm Nguyễn – một người làm trong lĩnh vực thiết kế nội thất và team LD studio truyền tải vào căn hộ rộng 60m2 ở TP.HCM.
Chủ đề cho phòng khách là: Classic, Tailor-made Comfort. Stylist phối màu xanh tùng lam hay Woad Blue/green blue (60%) với các gam màu ấm earthy tone như cam gốm hay đất nung Terra-cotta (30%) và màu mận đỏ Plum(10%) tạo nên sự táo bạo, ấm cúng và gọi mời.
Chị Trầm Nguyễn chia sẻ, đây là căn hộ của gia chủ tên Linh. Quá trình làm việc, tiếp xúc, chị thấy gia chủ có một năng lượng rất “Zen”. Bởi, gia chủ yêu và sống theo đạo lý Phật giáo.
Căn hộ rộng 60m2 với 2 phòng ngủ và 2 WC, nên cần nhiều không gian chứa đồ. Bên cạnh đó, chủ nhân còn thích tổ chức họp mặt, tiếp đón bạn bè đến thăm nhà.
Nét đặc trưng trong phong cách Zen là các bức tượng Phật.
Với 2 nhu cầu chính này, chị Trầm Nguyễn thấy nội thất kiểu Nhật là tối ưu nhất. Tuy nhiên gia chủ lại không thích phong cách quá truyền thống mà chuộng nội thất Tây hơn. Cuối cùng Japandi được lựa chọn như một mảnh ghép hoàn hảo.
Chị Trầm Nguyễn chia sẻ thêm, trước đây chị làm Stylist thời trang, sau đó chuyển sang là Stylist nội thất cùng ông xã.
Căn hộ kể trên do hai vợ chồng cùng thực hiện. Điều thú vị ở đây là hai vợ chồng chị được gia chủ tin tưởng giao cho từ A – Z, ngay cả khâu lựa chọn phong cách, miễn đảm bảo làm sao phù hợp với cá tính và nhu cầu của chủ nhà.
|
Tượng Phật này sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời và phát sáng khi trời tối. |
“Bình thường khách hàng đến tư vấn thiết kế thường có sẵn ý tưởng và nhờ chúng tôi triển khai nhưng chị Linh lại khác. Chúng tôi phải tìm hiểu tâm tư và sở thích của khách hàng, sau đó tự bay bổng theo ý mình.
Giống như một người khách bước vào và sẵn sàng làm trang giấy trắng để mình thỏa thích khoác lên họ vải vóc và màu sắc và hoa văn vậy”, chị Trầm Nguyễn nói.
Đồ đốt trầm, sách và một số đồ decor riêng của gia chủ. Phía sau tượng động vật là cây đuôi công, giúp lọc không khí, phóng xạ, từ trường và tăng oxy vào buổi tối.
|
Sofa cao 35cm nhưng khi ngồi thì người ngồi sofa không bị cao hơn người ngồi nệm bệt. Nệm sofa thiết kế mềm hơn, trong khi nệm ngồi làm căng phồng hơn. |
|
Tranh Phật do gia chủ mang về từ Tây Tạng. |
Bếp nhìn ra logia
Bếp của chủ đầu tư được stylist thay cánh tủ màu trắng sang vân gỗ và ốp gạch mosaic.
|
Góc tâm linh, thờ tượng Phật. |
Phòng ngủ có chủ đề: Soft, Safe Hideaway (tạm dịch chỗ trú ẩn mềm mại, an toàn). Phòng được phối màu xanh đá tảng (Slate color) xanh sẫm (60%) beige và nâu (30%) và nhấn bằng màu hồng phấn (10%) một bảng màu green-pink khác. Cuối giường ngủ có 1 ghế lười. Ban đầu stylist xác định làm nệm ngồi như phòng khách, nhưng gia chủ mê ghế lười hơn. Tủ quần áo màu vân gỗ sồi trắng cho hợp với tông màu của phòng.
Phòng ngủ phụ.