Toạ lạc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long), nhà cổ Cai Cường là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo và thu hút nhiều du khách. Ảnh: XimgoĐược xây dựng vào năm Ất Dậu 1885, đến nay nhà cổ Cai Cường đã 138 tuổi. Ảnh: NemNét độc đáo của ngôi nhà cổ là sự pha trộn Đông - Tây trong kiến trúc nội và ngoại thất. Ảnh: NemĐây là kiểu thiết kế mang phong cách kết hợp giao thoa giữa hai lối kiến trúc Việt - Pháp cùng “nội ứng ngoại hợp,” tức nội thất bên trong ứng với mỹ thuật truyền thống và văn hóa phương Đông còn ngoại thất bên ngoài hòa hợp với kiến trúc phương Tây. Ảnh: Baodaklak. Căn nhà cổ có bề ngang 15m, với hàng cột cái gỗ lim cao đến 6m nâng đỡ lớp mái ngói âm dương và lớp mái ngói hình vảy cá cổ kính của các gian nhà. Ảnh thamhiemmekongPhần hiên lộ thiên bên ngoài. Ở giữa có một ngôi miếu nhỏ với mặt tiền nhìn vào trung tâm ngôi nhà là kiến trúc, văn hóa đậm chất Nam Bộ. Ảnh nucuoimekongCửa ra vào xây theo hình vòm bán nguyệt, thể hiện chủ nhân ngôi nhà là một người giàu sang và có tầm “ảnh hưởng” trong xã hội. Ảnh: MiaBên trong căn nhà, toàn bộ kết cấu chính đều được làm bằng gỗ quý và bài trí theo phong cách phương Đông. Ảnh: MiaNhà được chia làm ba phần: nhà trước, nhà giữa và nhà sau. Nhà trước và nhà giữa là khoảng trống rộng, nơi gia chủ đặt bàn ghế tiếp khách. Ảnh: MiaMột điều đặc biệt với nhà cổ này là những hình tượng chạm khắc trên các bao lam và các vách gỗ quen thuộc nhưng độc đáo... Ảnh: BaoanhVietNamHành lang của ngôi nhà với hàng cột mang dáng dấp kiến trúc Châu Âu thời kỳ Phục Hưng. Ảnh: BaoanhVietNamVideo: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24
Toạ lạc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long), nhà cổ Cai Cường là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo và thu hút nhiều du khách. Ảnh: Ximgo
Được xây dựng vào năm Ất Dậu 1885, đến nay nhà cổ Cai Cường đã 138 tuổi. Ảnh: Nem
Nét độc đáo của ngôi nhà cổ là sự pha trộn Đông - Tây trong kiến trúc nội và ngoại thất. Ảnh: Nem
Đây là kiểu thiết kế mang phong cách kết hợp giao thoa giữa hai lối kiến trúc Việt - Pháp cùng “nội ứng ngoại hợp,” tức nội thất bên trong ứng với mỹ thuật truyền thống và văn hóa phương Đông còn ngoại thất bên ngoài hòa hợp với kiến trúc phương Tây. Ảnh: Baodaklak.
Căn nhà cổ có bề ngang 15m, với hàng cột cái gỗ lim cao đến 6m nâng đỡ lớp mái ngói âm dương và lớp mái ngói hình vảy cá cổ kính của các gian nhà. Ảnh thamhiemmekong
Phần hiên lộ thiên bên ngoài. Ở giữa có một ngôi miếu nhỏ với mặt tiền nhìn vào trung tâm ngôi nhà là kiến trúc, văn hóa đậm chất Nam Bộ. Ảnh nucuoimekong
Cửa ra vào xây theo hình vòm bán nguyệt, thể hiện chủ nhân ngôi nhà là một người giàu sang và có tầm “ảnh hưởng” trong xã hội. Ảnh: Mia
Bên trong căn nhà, toàn bộ kết cấu chính đều được làm bằng gỗ quý và bài trí theo phong cách phương Đông. Ảnh: Mia
Nhà được chia làm ba phần: nhà trước, nhà giữa và nhà sau. Nhà trước và nhà giữa là khoảng trống rộng, nơi gia chủ đặt bàn ghế tiếp khách. Ảnh: Mia
Một điều đặc biệt với nhà cổ này là những hình tượng chạm khắc trên các bao lam và các vách gỗ quen thuộc nhưng độc đáo... Ảnh: BaoanhVietNam
Hành lang của ngôi nhà với hàng cột mang dáng dấp kiến trúc Châu Âu thời kỳ Phục Hưng. Ảnh: BaoanhVietNam
Video: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24