Bắt đầu từ ngày 15/3, Việt Nam chính thức mở cửa đón khách quốc tế sau thời gian dài tạm dừng do dịch Covid-19. Ghi nhận của Người Đưa Tin tại nhiều tuyến phố khu vực trung tâm Hà Nội, hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ đã tất bật đón khách trở lại sau khi mở cửa lại du lịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi cửa đóng, then cài.Cụ thể, tại một số tuyến đường thuộc lõi trung tâm thành phố như: Hàng Bông; Hàng Đào; Hàng Bè; Mã Mây… nhiều khách sạn vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại, một số khác tuy mở cửa nhưng lượng khách tới check-in, đặt phòng chỉ đếm trên đầu ngón tay.Nằm ở vị trí đắc địa, từng được coi là những “con gà đẻ trứng vàng” trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, các khách sạn như căn khách sạn trên đầu phố Hàng Đào, Hàng Bè, Mã Mây cũng không thể trụ được sau đại dịch.Đến nay, nhiều khách sạn vẫn trong tình trạng cửa đóng, then cài chưa thể vực dậy sau đại dịch.Mặt tiền hiện nay chỉ để in số điện thoại liên hệ cho thuê hoặc bán.Có nhiều khách sạn đã rao bán cả năm nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới.Theo đánh giá của các chuyên gia, tại thị trường Việt Nam chưa ghi nhận hiện tượng thoái vốn theo kiểu bán tháo, bán lỗ khách sạn. (Nghĩa là giá trị tài sản lúc rao bán thấp hơn giá trị trong sổ sách).Hiện tại, các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng thuộc phân khúc 4-5 sao vẫn đang cố gắng cầm cự. Trong khi đó, các khách sạn 2-3 sao hoặc khách sạn gia đình, khách sạn mini đang gặp nhiều áp lực hơn phân khúc cao cấp.Một chủ khách sạn khu vực phố cổ cho biết, do chi phí thuê mặt bằng quá cao, khách sạn lại bị "đóng băng" lâu nên đã phải trả lại mặt bằng do không có vốn để duy trì thêm.Những căn khách sạn mặt phố có giá từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ đến nay cũng chỉ để người dân trưng dụng làm nơi bán nước.Trao đổi với PV, đại diện Sở Du lịch Hà Nội cho biết, hiện nay chính sách và chiến lược phục hồi kinh tế đã thống nhất, tuy nhiên sẽ cần thời gian để các doanh nghiệp từ từ phục hồi và lấy lại vị thế sau 2 năm chịu thiệt hại nặng nề.
Bắt đầu từ ngày 15/3, Việt Nam chính thức mở cửa đón khách quốc tế sau thời gian dài tạm dừng do dịch Covid-19. Ghi nhận của Người Đưa Tin tại nhiều tuyến phố khu vực trung tâm Hà Nội, hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ đã tất bật đón khách trở lại sau khi mở cửa lại du lịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi cửa đóng, then cài.
Cụ thể, tại một số tuyến đường thuộc lõi trung tâm thành phố như: Hàng Bông; Hàng Đào; Hàng Bè; Mã Mây… nhiều khách sạn vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại, một số khác tuy mở cửa nhưng lượng khách tới check-in, đặt phòng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nằm ở vị trí đắc địa, từng được coi là những “con gà đẻ trứng vàng” trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, các khách sạn như căn khách sạn trên đầu phố Hàng Đào, Hàng Bè, Mã Mây cũng không thể trụ được sau đại dịch.
Đến nay, nhiều khách sạn vẫn trong tình trạng cửa đóng, then cài chưa thể vực dậy sau đại dịch.
Mặt tiền hiện nay chỉ để in số điện thoại liên hệ cho thuê hoặc bán.
Có nhiều khách sạn đã rao bán cả năm nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tại thị trường Việt Nam chưa ghi nhận hiện tượng thoái vốn theo kiểu bán tháo, bán lỗ khách sạn. (Nghĩa là giá trị tài sản lúc rao bán thấp hơn giá trị trong sổ sách).
Hiện tại, các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng thuộc phân khúc 4-5 sao vẫn đang cố gắng cầm cự. Trong khi đó, các khách sạn 2-3 sao hoặc khách sạn gia đình, khách sạn mini đang gặp nhiều áp lực hơn phân khúc cao cấp.
Một chủ khách sạn khu vực phố cổ cho biết, do chi phí thuê mặt bằng quá cao, khách sạn lại bị "đóng băng" lâu nên đã phải trả lại mặt bằng do không có vốn để duy trì thêm.
Những căn khách sạn mặt phố có giá từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ đến nay cũng chỉ để người dân trưng dụng làm nơi bán nước.
Trao đổi với PV, đại diện Sở Du lịch Hà Nội cho biết, hiện nay chính sách và chiến lược phục hồi kinh tế đã thống nhất, tuy nhiên sẽ cần thời gian để các doanh nghiệp từ từ phục hồi và lấy lại vị thế sau 2 năm chịu thiệt hại nặng nề.