Bà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc Ngân hàng ANZ là một trong những nhân vật đầu tiên lên tiếng về việc xuất hiện trong hồ sơ Panama với Zing.vn heo bà, việc có tên trong hồ sơ này là bình thường do bà là CEO của ANZ và cũng là lãnh đạo của ANZ/V-Trac International Leasing Company, một công ty tài chính trực thuộc ngân hàng này.Sau bà Đàm Bích Thủy, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng lên tiếng về việc xuất hiện trong hồ sơ Panama. Theo ông, việc một công ty đầu tư ra nước ngoài khi đã được cơ quan quản lý cấp phép là hoàn toàn bình thường.Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo cũng cho biết, tên bà và một số lãnh đạo khác của Sovico có mặt trong hồ sơ Panama là bình thường do tập đoàn này trước đó là công ty quốc tế đã tiến hành mua lại, thành lập một số công ty khác ở nước ngoài.Trao đổi với Zing.vn ngay trong ngày xuất hiện danh sách cá nhân, tổ chức Việt Nam tại hồ sơ Panama, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, do nguồn tin được thu thập từ quốc tế nên cần thẩm định và đánh giá, sau đó mới báo cáo lên Chính phủ và ban chỉ đạo Trung tướng xem xét.Còn theo ông Vũ Việt Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, việc có tên trong hồ sơ Panama cũng chưa thể khẳng định được là không vi phạm. Chuyên gia này cho rằng cần xem những cá nhân, tổ chức đó chuyển tiền ra nước ngoài có phải để đầu tư, kinh doanh hay tiền gửi có hợp pháp hay không và có làm đủ nghĩa vụ thuế trong quá trình thực hiện hay chưa.Còn theo quan điểm của ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp xem xét kiểm tra những cá nhân, tổ chức nói trên có sai phạm hay không.Đồng quan điểm, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho rằng, Chính phủ, Bộ Công an, cơ quan tư pháp, thậm chí ngân hàng phải vào cuộc, đối chiều luật pháp trong nước và quốc tế để làm rõ vụ việc. Việc cá nhân, tổ chức có tên trong hồ sơ Panama, theo ông Kiêm, là một kênh để các bên liên quan tìm hiểu rõ.Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn IPP thì cho rằng, ông có cổ phần tại 2 công ty trong danh sách. Tuy nhiên, một công ty chỉ tồn tại trong 6 tháng vì làm ăn không hiệu quả, doanh nghiệp cũng trả lại cổ phần. Công ty thứ hai cũng được doanh nghiệp của ông mua cổ phần nhưng không hoàn toàn sở hữu. Theo ông chủ IPP, việc mua cổ phần của các công ty này là hoạt động bình thường vì ông là nhà đầu tư quốc tế.
Bà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc Ngân hàng ANZ là một trong những nhân vật đầu tiên lên tiếng về việc xuất hiện trong hồ sơ Panama với Zing.vn heo bà, việc có tên trong hồ sơ này là bình thường do bà là CEO của ANZ và cũng là lãnh đạo của ANZ/V-Trac International Leasing Company, một công ty tài chính trực thuộc ngân hàng này.
Sau bà Đàm Bích Thủy, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng lên tiếng về việc xuất hiện trong hồ sơ Panama. Theo ông, việc một công ty đầu tư ra nước ngoài khi đã được cơ quan quản lý cấp phép là hoàn toàn bình thường.
Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo cũng cho biết, tên bà và một số lãnh đạo khác của Sovico có mặt trong hồ sơ Panama là bình thường do tập đoàn này trước đó là công ty quốc tế đã tiến hành mua lại, thành lập một số công ty khác ở nước ngoài.
Trao đổi với Zing.vn ngay trong ngày xuất hiện danh sách cá nhân, tổ chức Việt Nam tại hồ sơ Panama, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, do nguồn tin được thu thập từ quốc tế nên cần thẩm định và đánh giá, sau đó mới báo cáo lên Chính phủ và ban chỉ đạo Trung tướng xem xét.
Còn theo ông Vũ Việt Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, việc có tên trong hồ sơ Panama cũng chưa thể khẳng định được là không vi phạm. Chuyên gia này cho rằng cần xem những cá nhân, tổ chức đó chuyển tiền ra nước ngoài có phải để đầu tư, kinh doanh hay tiền gửi có hợp pháp hay không và có làm đủ nghĩa vụ thuế trong quá trình thực hiện hay chưa.
Còn theo quan điểm của ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp xem xét kiểm tra những cá nhân, tổ chức nói trên có sai phạm hay không.
Đồng quan điểm, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho rằng, Chính phủ, Bộ Công an, cơ quan tư pháp, thậm chí ngân hàng phải vào cuộc, đối chiều luật pháp trong nước và quốc tế để làm rõ vụ việc. Việc cá nhân, tổ chức có tên trong hồ sơ Panama, theo ông Kiêm, là một kênh để các bên liên quan tìm hiểu rõ.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn IPP thì cho rằng, ông có cổ phần tại 2 công ty trong danh sách. Tuy nhiên, một công ty chỉ tồn tại trong 6 tháng vì làm ăn không hiệu quả, doanh nghiệp cũng trả lại cổ phần. Công ty thứ hai cũng được doanh nghiệp của ông mua cổ phần nhưng không hoàn toàn sở hữu. Theo ông chủ IPP, việc mua cổ phần của các công ty này là hoạt động bình thường vì ông là nhà đầu tư quốc tế.