Các gia tộc tỷ phú châu Á kiếm được tài sản khổng lồ từ nhiều lĩnh vực kinh doanh như tài chính, bất động sản, năng lượng và thực phẩm.Gia đình tỷ phú Ambani là gia tộc giàu nhất châu Á. Họ là người đứng sau đế chế công nghiệp Reliance Industries với khối tài sản 74,3 tỷ USD và khoảng 195.000 nhân viên.Vài năm gần đây, với tài sản và quyền lực ngày càng gia tăng, gia tộc Ambani được cho là đóng vai trò ngày càng lớn trong đời sống kinh tế và văn hóa tại châu Á.Sự giàu có của họ thường được thể hiện ở những đám cưới, bữa tiệc xa hoa, những chuyến du lịch xa xỉ và chính căn nhà mà họ đang sống.Gia đình Ambani sở hữu căn nhà 27 tầng tại Mumbai, đây được cho là tư dinh đắt nhất thế giới.Trung tâm của gia tộc này là Mukesh Ambani. Ông và em trai Anil Ambani được thừa kế cơ nghiệp vào năm 2002, khi cha họ - ông Dhirubhai Ambani, người sáng lập Reliance Industries qua đời mà không để lại di chúc.Tranh chấp giành tài sản nổ ra giữa hai anh em khiến mẹ của họ buộc phải chia Reliance làm đôi.Mukesh hiện là người đứng đầu đế chế Reliance Industries, sở hữu khu tổ hợp chế xuất dầu lớn nhất thế giới, đồng thời mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác.Nhà họ Lee là gia tộc sở hữu Samsung - đế chế kinh doanh lớn nhất Hàn Quốc. Tập đoàn này ra đời vào năm 1938, khi đó là một công ty thương mại xuất khẩu rau, trái cây và cá do Lee Byung-chull sáng lập.Năm 1969, ông Lee Byung-chull bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực điện tử với việc thành lập Samsung Electronics - hiện là nhà sản xuất điện thoại và chíp lớn nhất thế giới.Sau khi Lee Byung-chull qua đời năm 1987, con trai thứ ba của ông - Lee Kun-hee tiếp quản cơ nghiệp của gia đình, đưa Samsung trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới.Tháng 10/2020, ông Lee Kun-hee qua đời sau nhiều năm nằm viện vì bệnh tim, để lại tập đoàn cho thế hệ thứ ba nhà họ Lee - gồm con trai duy nhất Jay Y. Lee và hai con gái.Tuy nhiên, để thừa kế tài sản, các con của ông Lee Kun-hee có thể phải nộp tới 10 tỷ USD tiền thuế.Từng giữ hạng 3 những gia tộc giàu có và quyền lực nhất châu Á, gia đình họ Lee hiện đã “tụt hạng” với tổng tài sản chỉ còn 26,74 tỷ USD.Tuy nhiên, số tài sản “khủng” này vẫn là mơ ước của hàng triệu người ở Hàn Quốc.
Các gia tộc tỷ phú châu Á kiếm được tài sản khổng lồ từ nhiều lĩnh vực kinh doanh như tài chính, bất động sản, năng lượng và thực phẩm.
Gia đình tỷ phú Ambani là gia tộc giàu nhất châu Á. Họ là người đứng sau đế chế công nghiệp Reliance Industries với khối tài sản 74,3 tỷ USD và khoảng 195.000 nhân viên.
Vài năm gần đây, với tài sản và quyền lực ngày càng gia tăng, gia tộc Ambani được cho là đóng vai trò ngày càng lớn trong đời sống kinh tế và văn hóa tại châu Á.
Sự giàu có của họ thường được thể hiện ở những đám cưới, bữa tiệc xa hoa, những chuyến du lịch xa xỉ và chính căn nhà mà họ đang sống.
Gia đình Ambani sở hữu căn nhà 27 tầng tại Mumbai, đây được cho là tư dinh đắt nhất thế giới.
Trung tâm của gia tộc này là Mukesh Ambani. Ông và em trai Anil Ambani được thừa kế cơ nghiệp vào năm 2002, khi cha họ - ông Dhirubhai Ambani, người sáng lập Reliance Industries qua đời mà không để lại di chúc.
Tranh chấp giành tài sản nổ ra giữa hai anh em khiến mẹ của họ buộc phải chia Reliance làm đôi.
Mukesh hiện là người đứng đầu đế chế Reliance Industries, sở hữu khu tổ hợp chế xuất dầu lớn nhất thế giới, đồng thời mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác.
Nhà họ Lee là gia tộc sở hữu Samsung - đế chế kinh doanh lớn nhất Hàn Quốc. Tập đoàn này ra đời vào năm 1938, khi đó là một công ty thương mại xuất khẩu rau, trái cây và cá do Lee Byung-chull sáng lập.
Năm 1969, ông Lee Byung-chull bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực điện tử với việc thành lập Samsung Electronics - hiện là nhà sản xuất điện thoại và chíp lớn nhất thế giới.
Sau khi Lee Byung-chull qua đời năm 1987, con trai thứ ba của ông - Lee Kun-hee tiếp quản cơ nghiệp của gia đình, đưa Samsung trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới.
Tháng 10/2020, ông Lee Kun-hee qua đời sau nhiều năm nằm viện vì bệnh tim, để lại tập đoàn cho thế hệ thứ ba nhà họ Lee - gồm con trai duy nhất Jay Y. Lee và hai con gái.
Tuy nhiên, để thừa kế tài sản, các con của ông Lee Kun-hee có thể phải nộp tới 10 tỷ USD tiền thuế.
Từng giữ hạng 3 những gia tộc giàu có và quyền lực nhất châu Á, gia đình họ Lee hiện đã “tụt hạng” với tổng tài sản chỉ còn 26,74 tỷ USD.
Tuy nhiên, số tài sản “khủng” này vẫn là mơ ước của hàng triệu người ở Hàn Quốc.