Những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước thông tin báo chí phản ánh, về việc hồ Đá Dựng (thuộc địa phận thôn 6, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội), có dấu hiệu bị xâm lấn, ảnh hưởng đến cảnh quan hồ.Hồ Đá Dựng là hồ điều hòa có diện tích hơn 42.000m2 thuộc đất công do UBND xã Tiến Xuân quản lý. Dải đất giữa lòng hồ có diện tích gần 4.800m2 là đất khai hoang, được sử dụng vào mục đích trồng cây, hoàn toàn không có đường nối giữa đảo và các vùng đất quanh hồ.Thông tin trên Tạp chí Kinh tế môi trường, từ giữa năm 2021, trên hồ Đá Dựng xuất hiện hoạt động xây dựng, kè đá kiên cố quanh đảo ra hơn 2m so với hiện trạng cũ, đồng thời xây dựng một số công trình kiên cố trên mặt hồ và làm một đường nối giữa đất liền với đảo, cắt ngang luồng lưu thông nước chảy.Công trình có dấu hiệu lấn chiếm hồ Đá Dựng nhìn từ trên cao.Diện tích lòng hồ Đá Dựng đã bị co hẹp nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của con người. Song song với đó, việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở ven hồ diễn ra khá phức tạp.Người dân cho hay, gần đây hồ nước chuyển sang màu đen, bốc mùi khó chịu .Báo Thanh Tra dẫn thông tin UBND xã Tiến Xuân cung cấp, đến thời điểm hiện tại, dải đất giữa lòng hồ Đá Dựng đã được "hợp thức hóa", chuyển đổi 2.808m2 sang đất ở, còn lại là đất trồng cây và đã được chia thành 8 ô đất khác nhau. Trong đó, 6 ô đất diện tích trung bình có 400m2 đất thổ cư còn lại là đất vườn trồng cây, 2 ô đất diện tích trung bình có 200m2 đất thổ cư còn lại là đất vườn trồng cây.Người dân thôn 6 xã Tiến Xuân cho rằng, có sự khuất tất trong việc cho phép chuyển đổi 2.808m2 từ đất khai hoang trồng cây sang đất thổ cư, tiếp tay cho việc “phân lô, bán nền” lòng hồ Đá Dựng.Trả lời Báo Thanh Tra, ông Nguyễn Đức Ngân - cán bộ địa chính UBND xã Tiến Xuân cho biết, theo hồ sơ lưu lại thì lô đất nằm giữa lòng hồ Đá Dựng có nguồn gốc là đất khai hoang, đất loại V thuộc về gia đình ông Đinh Văn Chức (xã Tiến Xuân) có diện tích xấp xỉ 4.800m2 là đất trồng cây.Sau đó, ông Chức chuyển nhượng cho bà Dương Thị Hoàng Yến ở Tương Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Sau khi mua lại thửa đất gần 4.800m2, bà Yến đã làm hồ sơ xin UBND huyện Lương Sơn (thời điểm xã Tiến Xuân còn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) được chuyển mục đích 400m2 đất trong số 4.800m2 thành đất ở, số còn lại vẫn giữ nguyên là đất trồng cây.Tiếp đó, bà Yến đã chuyển nhượng ô đất trên cho bà Phạm Thu Hà (ở Hà Nội). Sau khi làm hồ sơ xin UBND huyện Thạch Thất chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở đối với diện tích là 1.808,3m2 và được chấp thuận, bà Hà đã tách thành 8 ô đất rồi tiếp tục chuyển nhượng cho nhiều người khác nhau.Một góc hồ Đá Dựng nhìn từ trên cao.Bên cạnh đó, người dân cho biết thêm, ở đây còn xuất hiện một hệ thống trang trại chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, quy mô lớn. Trang trại này liên tục xả thải trực tiếp ra khu vực hồ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
Những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước thông tin báo chí phản ánh, về việc hồ Đá Dựng (thuộc địa phận thôn 6, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội), có dấu hiệu bị xâm lấn, ảnh hưởng đến cảnh quan hồ.
Hồ Đá Dựng là hồ điều hòa có diện tích hơn 42.000m2 thuộc đất công do UBND xã Tiến Xuân quản lý. Dải đất giữa lòng hồ có diện tích gần 4.800m2 là đất khai hoang, được sử dụng vào mục đích trồng cây, hoàn toàn không có đường nối giữa đảo và các vùng đất quanh hồ.
Thông tin trên Tạp chí Kinh tế môi trường, từ giữa năm 2021, trên hồ Đá Dựng xuất hiện hoạt động xây dựng, kè đá kiên cố quanh đảo ra hơn 2m so với hiện trạng cũ, đồng thời xây dựng một số công trình kiên cố trên mặt hồ và làm một đường nối giữa đất liền với đảo, cắt ngang luồng lưu thông nước chảy.
Công trình có dấu hiệu lấn chiếm hồ Đá Dựng nhìn từ trên cao.
Diện tích lòng hồ Đá Dựng đã bị co hẹp nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của con người. Song song với đó, việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở ven hồ diễn ra khá phức tạp.
Người dân cho hay, gần đây hồ nước chuyển sang màu đen, bốc mùi khó chịu .
Báo Thanh Tra dẫn thông tin UBND xã Tiến Xuân cung cấp, đến thời điểm hiện tại, dải đất giữa lòng hồ Đá Dựng đã được "hợp thức hóa", chuyển đổi 2.808m2 sang đất ở, còn lại là đất trồng cây và đã được chia thành 8 ô đất khác nhau. Trong đó, 6 ô đất diện tích trung bình có 400m2 đất thổ cư còn lại là đất vườn trồng cây, 2 ô đất diện tích trung bình có 200m2 đất thổ cư còn lại là đất vườn trồng cây.
Người dân thôn 6 xã Tiến Xuân cho rằng, có sự khuất tất trong việc cho phép chuyển đổi 2.808m2 từ đất khai hoang trồng cây sang đất thổ cư, tiếp tay cho việc “phân lô, bán nền” lòng hồ Đá Dựng.
Trả lời Báo Thanh Tra, ông Nguyễn Đức Ngân - cán bộ địa chính UBND xã Tiến Xuân cho biết, theo hồ sơ lưu lại thì lô đất nằm giữa lòng hồ Đá Dựng có nguồn gốc là đất khai hoang, đất loại V thuộc về gia đình ông Đinh Văn Chức (xã Tiến Xuân) có diện tích xấp xỉ 4.800m2 là đất trồng cây.
Sau đó, ông Chức chuyển nhượng cho bà Dương Thị Hoàng Yến ở Tương Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Sau khi mua lại thửa đất gần 4.800m2, bà Yến đã làm hồ sơ xin UBND huyện Lương Sơn (thời điểm xã Tiến Xuân còn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) được chuyển mục đích 400m2 đất trong số 4.800m2 thành đất ở, số còn lại vẫn giữ nguyên là đất trồng cây.
Tiếp đó, bà Yến đã chuyển nhượng ô đất trên cho bà Phạm Thu Hà (ở Hà Nội). Sau khi làm hồ sơ xin UBND huyện Thạch Thất chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở đối với diện tích là 1.808,3m2 và được chấp thuận, bà Hà đã tách thành 8 ô đất rồi tiếp tục chuyển nhượng cho nhiều người khác nhau.
Một góc hồ Đá Dựng nhìn từ trên cao.
Bên cạnh đó, người dân cho biết thêm, ở đây còn xuất hiện một hệ thống trang trại chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, quy mô lớn. Trang trại này liên tục xả thải trực tiếp ra khu vực hồ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.