Thị trường vàng trong nước
Thời điểm này, thị trường vàng trong nước không mấy sôi động nhưng giới kinh doanh vàng đã bắt đầu tính “gom” hàng chờ ngày Thần Tài (mùng 10 Tết Nguyên đán). Hàng năm, nhu cầu mua vàng của người dân ngày này tăng cao, đẩy giá vàng trong nước tăng nhanh và không theo giá vàng thế giới. Chính vì điều này mà những ngày qua, giá vàng thế giới giảm nhanh nhưng trong nước vẫn neo ở mức cao và cao hơn thế giới 5 triệu đồng/lượng.
Trong nước, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện đang niêm yết vàng SJC ở mức 56,35 - 56,85 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch liền kề. Chênh lệnh giá mua vào - bán ra hiện đang ở mức 500.000 đồng/lượng.
Tại hệ thống của Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC hiện niêm yết ở mức 56,33 - 56,75 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long tăng, hiện được niêm yết ở 54,46 - 55,01 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 56,20 - 56,65 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vàng vẫn đang duy trì ở mức 450.000 đồng/lượng.
|
Giá vàng hôm nay ngày 5/2: Mất mức hỗ trợ quan trọng, vàng lao dốc |
Thị trường vàng thế giới
Mặc dù vàng đã mắc kẹt trong biên độ giao dịch 1.800 - 1.900 USD/ounce trong tháng qua, giới phân tích vẫn cho rằng, kim loại quý này sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại mới trong quý II/2020. Và tin rủi ro giá vẫn còn tăng lên. Hiện tại, môi trường vĩ mô vẫn hỗ trợ giá cao hơn do dự báo đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu, lợi suất thực tế âm, nhiều gói kích thích kinh tế sẽ được tung ra thị trường, chính sách tiền tệ ôn hòa và kỳ vọng lạm phát gia tăng.
Ngoài ra cũng dự báo, các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ vẫn mua ròng vào năm 2021, mặc dù nhu cầu dự trữ vàng chính thức giảm xuống mức thấp nhất 10 năm vào năm 2020. Nhu cầu vàng vật chất bắt đầu tăng trở lại trong quý IV/2020 ở các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ. Con số mua ròng đã giảm xuống 272,9 tấn năm 2020, từ mức cao nhất trong 52 năm là 668,5 tấn năm 2019.
Thị trường cũng đón nhận thông tin về kinh tế khu vực đồng Euro khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 1.2021 của khu vực này tăng 0,9% so với tháng 12.2020, cao hơn mức tăng 0,5% được dự đoán. Tuy nhiên, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của khu vực này vẫn dưới 50 điểm khi chỉ đạt 45,4 trong tháng 1.