Thiếu gia ăn chơi bậc nhất miền Nam một thời
Bạch công tử (1905 - 19050) sinh tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, Mỹ Tho, nay là phường 3, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang. Ông Là con trai thứ 4 của Đốc phủ Lê Công Sủng. Ngay từ khi lọt lòng, Bạch công tử được cha vô cùng yêu thương và chiều chuộng.
Trong một lần sang Pháp dự hội chợ năm 1909, Đốc phủ Lê Công Sủng đã đưa Bạch công tử du học tại đây với hy vọng có thể tiếp thu kiến thức và văn minh từ phương Tây, học hành thành tài để làm rạng danh gia đình.
Tuy nhiên, ông không thể ngờ rằng chuyến du học này lại mở ra một thời kỳ ăn chơi quên ngày tháng của cậu con trai.
|
Bạch công tử. Ảnh: Internet |
Khi đặt chân đến Pháp, Bạch công tử ngỡ ngàng trước một nền văn minh hoàn toàn xa lạ. Không có ai kèm cặp, Bạch công tử như con chim sổ lồng, tối ngày chỉ chuyên tâm vào chuyện ăn chơi.
Hàng tháng nhận tiền chu cấp thừa mứa của cha, Bạch công tử nhanh chóng kết thân với giới quý tộc ở Pháp sau những bữa tiệc linh đình và xa hoa. Thậm chí, Bạch công tử còn được những người bạn tại đây đặt một cái tên rất Tây: George Phước và được tôn sùng như “ông hoàng”.
Nhiều giai thoại kể lại, Lê Công Phước thường xuyên ở trong những khách sạn đắt đỏ nhất kinh đô ánh sáng. Từ ăn đến mặc, ông đều sử dụng những thứ sành điệu nhất, đẳng cấp nhất. Vây quanh ông là những bóng hồng trong những bữa tiệc xa xỉ tại những hộp đêm.
Có thói ăn chơi trụy lạc nhưng Bạch công tử lại có niềm đam mê mãnh liệt với cải lương nên ông lập gánh hát Huỳnh Ký ngay sau khi về nước. Đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở miền Nam thời bấy giờ. Gánh hát của Bạch công tử tới được cả vùng xa xôi hẻo lánh. Vì thế, Bạch công tử được coi là người có đóng góp to lớn cho nghệ thuật cải lương ở miền Nam khi đó.
Mê cải lương nên có một thời Bạch công tử trúng “tiếng sét ái tình” của cô đào Bảy Phùng Há. Sau khi chinh phục được người đẹp và kết hôn, Bạch công tử để vợ quản lý gánh hát Huỳnh Ký.
|
Cô đào Bảy Phùng Há. Ảnh: Internet |
Sau này, Bạch công tử chia tay cô Bảy Phùng Há, rồi tiếp tục u mê trong chốn ăn chơi sa đọa. Còn cô Bảy Phùng Há đã đứng dậy làm lại từ đầu và bà đã trở thành người đóng góp nhiều nhất cho sân khấu cải lương trong thế kỷ 20.
Cuối đời cô đơn, đến lúc chết không có mảnh đất để chôn
Được thừa hưởng khối tài sản kếch xù cha để lại nhưng Bạch công tử không giữ nổi sản nghiệp vì máu ăn chơi xa hoa. Của cải cha ông để lại nhanh chóng "đội nón ra đi". Từ thiếu gia ăn sung mặc sướng, Bạch công tử bỗng chốc chẳng còn gì trong tay.
|
Phần mộ Bạch công tử. Ảnh: Người đưa tin |
Những năm tháng cuối đời, Bạch công tử sống một mình trong căn nhà trọ tồi tài. Khi chưa được 50 tuổi cậu tư Phước sớm lìa đời vì ma túy. Thi hài Bạch công tử được một người quen đem về an táng trên miếng đất mà vốn là của ông nay đã đổi chủ. Bạch công tử qua đời khi không còn một chút tài sản trong tay. Ai cũng tiếc cho một đại thiếu gia.