Cụ Châu cho hay: “Để làm ra những tôm tre sinh động, ban đầu, tôi phải chịu khó quan sát con tôm hùm thật rất kỹ. Sau đó, còn mua vỏ tôm về để xem cấu tạo nó ra sao và đối chiếu với sản phẩm mình làm ra. Phải mất hàng chục năm mới có thể hoàn thiện được con tôm tre như bây giờ”.Năm 1987, sản phẩm tôm hùm tre của cụ Châu được giải thưởng thủ công mỹ nghệ toàn quốc tại một hội chợ ở Quảng Ngãi. Từ đó, khách đặt hàng ngày càng nhiều và nghề làm tôm hùm tre trở thành nghề chính của gia đình cụ.Theo cụ Châu, phần đầu của tôm hùm tre nhìn phức tạp nhưng được chế tác rất đơn giản bằng gỗ cây bông gòn rất mềm và nhẹ, phủ lên lớp keo sau đó rải thêm lớp cát mịn, gắn râu.Khó nhất là công đoạn tạo dáng cong cong của thân tôm. Phần thân này được làm bằng những khúc tre tròn, cưa xéo, xếp theo quy cách từ lớn đến nhỏ dần về phía đuôi, sau đó kết nối nhau bằng dây thép. Phần đuôi là những miếng tre được chẻ rất mỏng… xếp xòe ra. Râu tôm được làm bằng dây chuối quấn vào sợi thép để dễ ngoe nguẩy, tạo nên vẻ sinh động bề ngoài cho con tôm.Để tôm tre không bị mối mọt tấn công, gia đình cụ Châu đã ngâm tre nguyên liệu liên tục trong 6 tháng dưới ao bùn, sau vớt lên phơi thật khô và dùng phương pháp đặc biệt để chống tác hại từ bên ngoài, tăng độ tuổi cho tôm tre.Vợ chồng cụ Châu chủ yếu phụ trách việc làm râu tôm. Hai người cháu gái chịu trách nhiệm việc lắp ráp các đốt tre để tạo hình cho con tôm. Những việc còn lại như: cưa đốt tre, sơn màu... đều do vợ chồng anh Sơn lo liệu.Sản phẩm tôm tre của gia đình cụ Châu được phân thành 3 loại (phân theo kích cỡ), gồm: loại nhỏ nhất có giá 350.000 đồng/con, loại trung bình có giá 400.000 đồng/con, loại lớn 1.000.000 đồng/con. Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày Tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần.
Cụ Châu cho hay: “Để làm ra những tôm tre sinh động, ban đầu, tôi phải chịu khó quan sát con tôm hùm thật rất kỹ. Sau đó, còn mua vỏ tôm về để xem cấu tạo nó ra sao và đối chiếu với sản phẩm mình làm ra. Phải mất hàng chục năm mới có thể hoàn thiện được con tôm tre như bây giờ”.
Năm 1987, sản phẩm tôm hùm tre của cụ Châu được giải thưởng thủ công mỹ nghệ toàn quốc tại một hội chợ ở Quảng Ngãi. Từ đó, khách đặt hàng ngày càng nhiều và nghề làm tôm hùm tre trở thành nghề chính của gia đình cụ.
Theo cụ Châu, phần đầu của tôm hùm tre nhìn phức tạp nhưng được chế tác rất đơn giản bằng gỗ cây bông gòn rất mềm và nhẹ, phủ lên lớp keo sau đó rải thêm lớp cát mịn, gắn râu.
Khó nhất là công đoạn tạo dáng cong cong của thân tôm. Phần thân này được làm bằng những khúc tre tròn, cưa xéo, xếp theo quy cách từ lớn đến nhỏ dần về phía đuôi, sau đó kết nối nhau bằng dây thép. Phần đuôi là những miếng tre được chẻ rất mỏng… xếp xòe ra. Râu tôm được làm bằng dây chuối quấn vào sợi thép để dễ ngoe nguẩy, tạo nên vẻ sinh động bề ngoài cho con tôm.
Để tôm tre không bị mối mọt tấn công, gia đình cụ Châu đã ngâm tre nguyên liệu liên tục trong 6 tháng dưới ao bùn, sau vớt lên phơi thật khô và dùng phương pháp đặc biệt để chống tác hại từ bên ngoài, tăng độ tuổi cho tôm tre.
Vợ chồng cụ Châu chủ yếu phụ trách việc làm râu tôm. Hai người cháu gái chịu trách nhiệm việc lắp ráp các đốt tre để tạo hình cho con tôm. Những việc còn lại như: cưa đốt tre, sơn màu... đều do vợ chồng anh Sơn lo liệu.
Sản phẩm tôm tre của gia đình cụ Châu được phân thành 3 loại (phân theo kích cỡ), gồm: loại nhỏ nhất có giá 350.000 đồng/con, loại trung bình có giá 400.000 đồng/con, loại lớn 1.000.000 đồng/con. Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày Tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần.