Bức tượng Phật Di Lặc bán với giá 122 triệu đồng, làm từ gỗ đỏ, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên còn gọi là cây Hổ bì. Đây là một trong những đồ mỹ nghệ xa xỉ Hà Nội đang được bày bán la liệt. Do được biết loài cây thủy tùng rất hiếm, vân gỗ lại đẹp nên dân chơi đồ gỗ bỏ nhiều tiền để sưu tầm, tạo nên cơn sốt gỗ thủy tùng. Cặp bình trong hình bán với giá 260 triệu mỗi chiếc, được chuyển từ Gia Lai - Tây Nguyên ra Hà Nội. Chủ của cặp bình này cho biết, nhu cầu thủy tùng rất lớn nên các vựa gỗ luôn nằm trong tình trạng cháy hàng.Hầu hết các bức tượng, đồ thủ công mỹ nghệ chạm khắc phải mất từ 7 - 10 ngày, thậm chí lâu hơn với những sản phẩm có nhiều chi tiết cầu kỳ, hoặc cần sáng tạo từ dáng ban đầu của khối gỗ. Tượng Di Lặc làm bằng gỗ hương này được bán với giá 60 triệu đồng.Làm từ gỗ quý như thủy tùng, gỗ hương... cộng thêm ý nghĩa về tài - lộc - may mắn mà đồ dùng mang lại cho gia chủ sẽ góp phần tạo nên giá trị của món đồ - bác Thái (67 tuổi, Trần Duy Hưng - Hà Nội) chia sẻ khi đang xem tượng phật có giá hơn 100 triệu đồng. Bên cạnh những sản phẩm có giá trăm triệu, vẫn có những bức tượng có giá "mềm" hơn, từ 30 - 40 triệu. Các khách hàng trung niên, cao tuổi... vốn có kinh nghiệm, sự yêu thích và tinh tường, cẩn thận chọn, đánh giá chất lượng gỗ của món đồ trước khi mua. Theo bác Tám (62 tuổi, nghỉ hưu): "Gỗ quý một phần, quan trọng là nét chạm khắc phải tinh tế, tượng Phật thì phải toát lên sự phúc hậu, như vậy khách hàng mới thích". Các linh vật như rồng, hổ... làm từ gỗ đỏ, gỗ hương bày la liệt, khiến khách hàng hoa mày, chóng mặt chọn mua. Giá của tượng rồng là 40 triệu. Tượng hổ có giá 15 triệu đồng, được xem là một trong những món đồ "mềm" giá được nhiều người chú ý. Mặc dù nhiều khách đến xem đồ gỗ mỹ nghệ xa xỉ sog phần lớn đều "lắc đầu, lè lưỡi" vì giá sản phẩm đắt đỏ, chỉ có giới đại gia mới lùng mua và chịu chơi rinh về.
Bức tượng Phật Di Lặc bán với giá 122 triệu đồng, làm từ gỗ đỏ, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên còn gọi là cây Hổ bì. Đây là một trong những đồ mỹ nghệ xa xỉ Hà Nội đang được bày bán la liệt.
Do được biết loài cây thủy tùng rất hiếm, vân gỗ lại đẹp nên dân chơi đồ gỗ bỏ nhiều tiền để sưu tầm, tạo nên cơn sốt gỗ thủy tùng. Cặp bình trong hình bán với giá 260 triệu mỗi chiếc, được chuyển từ Gia Lai - Tây Nguyên ra Hà Nội. Chủ của cặp bình này cho biết, nhu cầu thủy tùng rất lớn nên các vựa gỗ luôn nằm trong tình trạng cháy hàng.
Hầu hết các bức tượng, đồ thủ công mỹ nghệ chạm khắc phải mất từ 7 - 10 ngày, thậm chí lâu hơn với những sản phẩm có nhiều chi tiết cầu kỳ, hoặc cần sáng tạo từ dáng ban đầu của khối gỗ. Tượng Di Lặc làm bằng gỗ hương này được bán với giá 60 triệu đồng.
Làm từ gỗ quý như thủy tùng, gỗ hương... cộng thêm ý nghĩa về tài - lộc - may mắn mà đồ dùng mang lại cho gia chủ sẽ góp phần tạo nên giá trị của món đồ - bác Thái (67 tuổi, Trần Duy Hưng - Hà Nội) chia sẻ khi đang xem tượng phật có giá hơn 100 triệu đồng.
Bên cạnh những sản phẩm có giá trăm triệu, vẫn có những bức tượng có giá "mềm" hơn, từ 30 - 40 triệu.
Các khách hàng trung niên, cao tuổi... vốn có kinh nghiệm, sự yêu thích và tinh tường, cẩn thận chọn, đánh giá chất lượng gỗ của món đồ trước khi mua. Theo bác Tám (62 tuổi, nghỉ hưu): "Gỗ quý một phần, quan trọng là nét chạm khắc phải tinh tế, tượng Phật thì phải toát lên sự phúc hậu, như vậy khách hàng mới thích".
Các linh vật như rồng, hổ... làm từ gỗ đỏ, gỗ hương bày la liệt, khiến khách hàng hoa mày, chóng mặt chọn mua. Giá của tượng rồng là 40 triệu.
Tượng hổ có giá 15 triệu đồng, được xem là một trong những món đồ "mềm" giá được nhiều người chú ý.
Mặc dù nhiều khách đến xem đồ gỗ mỹ nghệ xa xỉ sog phần lớn đều "lắc đầu, lè lưỡi" vì giá sản phẩm đắt đỏ, chỉ có giới đại gia mới lùng mua và chịu chơi rinh về.