Chợ bán mạ non (lúa non) nằm ở khu vực chợ Cồn (xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An). Nói là chợ nhưng thực tế đây chỉ là khu vực một nhóm người mua bán mạ non tự tổ chức ngay cạnh vỉa hè quốc lộ 46.Phiên chợ này được xem là độc đáo nhất bởi mặt hàng chỉ là những bó mạ non. Một năm, phiên chợ tạm chỉ họp vài ngày đầu năm mới. Đây cũng là phiên chợ duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn ra việc mua bán mạ non giữa những người nông dân với nhau.Người dân cho hay, sở dĩ có phiên chợ này bởi vì nhiều người dư mạ non sẽ bán cho những người thiếu. Theo đó, mùa vụ mới thường được người dân gieo cấy vào đợt cuối năm. Sau khi hết Tết, nhiều ruộng lúa thường bị sâu bệnh, nạn ốc bươu vàng tàn phá dẫn đến cây lúa bị chết nhiều. Khi cây lúa trên ruộng bị chết nhiều, người dân lại tìm đến chợ để mua về dặm (trồng thêm vào chỗ trống)."Mạ được bán ở đây của một số hộ còn thừa do gieo cấy dày quá nên họ tỉa ra bớt rồi mang đi bán. Một số hộ họ gieo nhiều để sau Tết đi dặm nhưng đủ rồi nên mang đi bán. Còn người đến mua thì thiếu mạ vì không có dự phòng", bà Trần Thị Loan (63 tuổi, trú xã Thanh Khai, Thanh Chương) chia sẻ.Những bó mạ được mua bán chỉ bằng nắm tay với khoảng hơn 100 cây lúa. Sau khi được nhổ từ ruộng, người dân sẽ rửa bớt lớp bùn đất rồi bó lại đi bán.Bó mạ được người dân đặt ngay ngắn trên vỉa hè để người mua đến lựa chọn. Giá mạ cũng được người mua người bán tự thỏa thuận với nhau tùy vào độ lớn nhỏ của cây mạ, giống lúa.Thông thường, mỗi bó mạ được bán tại chợ chỉ từ 10 đến 15 nghìn đồng.Nếu người bán mạ được vài trăm nghìn mỗi ngày thì người mua có khi phải bỏ ra từ 500 đến cả triệu đồng mới đủ mua mạ về dặm cho kín ruộng của gia đình.Sau Tết, chị Nguyễn Thị Lương (SN 1984, trú xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương) nhổ mạ đi dặm cho 4 sào ruộng. Khi việc dặm lúa đã hoàn tất, chị Lương bó mạ thành từng bó riêng biệt rồi mang ra chợ bán cho người cần."Mạ của tôi tốt, cao nên sáng giờ bán được nhiều rồi. Cứ mỗi lần mang ra chợ lại thu được vài trăm nghìn, đủ mua thức ăn cho cả gia đình ăn vài ngày", chị Lương chia sẻ.Bà Nguyễn Thị Lan (trú xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương) cho hay, năm nay ruộng lúa của gia đình bà bị ốc bươu vàng tàn phá nên cây bị chết nhiều. Sau Tết, bà Lan phải ra chợ để mua mạ về dặm thêm cho ruộng. Nếu không dặm, vụ mùa này lúa của gia đình bà thất thu.Mạ thường được người mua chọn có cây cao, khỏe, cứng cáp và có bộ rễ dài. Để khi dặm thêm xuống ruộng, cây mạ sẽ phát triển nhanh chóng.Nhiều người dân vui mừng khi đến chợ mua được những bó mạ về dặm thêm cho ruộng của gia đình. Bởi nếu không mua được, ruộng của gia đình sẽ thất thu trong vụ mùa mới.Sau khi mua mạ về, người dân lại tranh thủ mang ra ruộng để dặm cho kịp. Anh Nguyễn Phùng Đăng (trú xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương) cho biết, năm nay nhiều người phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua mạ về dặm cho ruộng. Ngoài nạn ốc bươu vàng, nhiều ruộng của người dân cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường.Nhờ những phiên chợ mua bán mạ non, nhiều ruộng lúa của người dân được "lấp đầy chỗ trống".
Chợ bán mạ non (lúa non) nằm ở khu vực chợ Cồn (xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An). Nói là chợ nhưng thực tế đây chỉ là khu vực một nhóm người mua bán mạ non tự tổ chức ngay cạnh vỉa hè quốc lộ 46.
Phiên chợ này được xem là độc đáo nhất bởi mặt hàng chỉ là những bó mạ non. Một năm, phiên chợ tạm chỉ họp vài ngày đầu năm mới. Đây cũng là phiên chợ duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn ra việc mua bán mạ non giữa những người nông dân với nhau.
Người dân cho hay, sở dĩ có phiên chợ này bởi vì nhiều người dư mạ non sẽ bán cho những người thiếu. Theo đó, mùa vụ mới thường được người dân gieo cấy vào đợt cuối năm. Sau khi hết Tết, nhiều ruộng lúa thường bị sâu bệnh, nạn ốc bươu vàng tàn phá dẫn đến cây lúa bị chết nhiều. Khi cây lúa trên ruộng bị chết nhiều, người dân lại tìm đến chợ để mua về dặm (trồng thêm vào chỗ trống).
"Mạ được bán ở đây của một số hộ còn thừa do gieo cấy dày quá nên họ tỉa ra bớt rồi mang đi bán. Một số hộ họ gieo nhiều để sau Tết đi dặm nhưng đủ rồi nên mang đi bán. Còn người đến mua thì thiếu mạ vì không có dự phòng", bà Trần Thị Loan (63 tuổi, trú xã Thanh Khai, Thanh Chương) chia sẻ.
Những bó mạ được mua bán chỉ bằng nắm tay với khoảng hơn 100 cây lúa. Sau khi được nhổ từ ruộng, người dân sẽ rửa bớt lớp bùn đất rồi bó lại đi bán.
Bó mạ được người dân đặt ngay ngắn trên vỉa hè để người mua đến lựa chọn. Giá mạ cũng được người mua người bán tự thỏa thuận với nhau tùy vào độ lớn nhỏ của cây mạ, giống lúa.
Thông thường, mỗi bó mạ được bán tại chợ chỉ từ 10 đến 15 nghìn đồng.
Nếu người bán mạ được vài trăm nghìn mỗi ngày thì người mua có khi phải bỏ ra từ 500 đến cả triệu đồng mới đủ mua mạ về dặm cho kín ruộng của gia đình.
Sau Tết, chị Nguyễn Thị Lương (SN 1984, trú xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương) nhổ mạ đi dặm cho 4 sào ruộng. Khi việc dặm lúa đã hoàn tất, chị Lương bó mạ thành từng bó riêng biệt rồi mang ra chợ bán cho người cần.
"Mạ của tôi tốt, cao nên sáng giờ bán được nhiều rồi. Cứ mỗi lần mang ra chợ lại thu được vài trăm nghìn, đủ mua thức ăn cho cả gia đình ăn vài ngày", chị Lương chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Lan (trú xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương) cho hay, năm nay ruộng lúa của gia đình bà bị ốc bươu vàng tàn phá nên cây bị chết nhiều. Sau Tết, bà Lan phải ra chợ để mua mạ về dặm thêm cho ruộng. Nếu không dặm, vụ mùa này lúa của gia đình bà thất thu.
Mạ thường được người mua chọn có cây cao, khỏe, cứng cáp và có bộ rễ dài. Để khi dặm thêm xuống ruộng, cây mạ sẽ phát triển nhanh chóng.
Nhiều người dân vui mừng khi đến chợ mua được những bó mạ về dặm thêm cho ruộng của gia đình. Bởi nếu không mua được, ruộng của gia đình sẽ thất thu trong vụ mùa mới.
Sau khi mua mạ về, người dân lại tranh thủ mang ra ruộng để dặm cho kịp. Anh Nguyễn Phùng Đăng (trú xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương) cho biết, năm nay nhiều người phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua mạ về dặm cho ruộng. Ngoài nạn ốc bươu vàng, nhiều ruộng của người dân cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường.
Nhờ những phiên chợ mua bán mạ non, nhiều ruộng lúa của người dân được "lấp đầy chỗ trống".