Theo Ban Tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, TP. Cà Mau; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thương lái, người chuyên sản xuất cua và các khu, hộ du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau có đam mê về cua đều được đăng ký tham gia.Quy định cua phải có nguồn gốc tại các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước phải tiếp giáp với Năm Căn, Đầm Dơi được đăng ký không hạn chế số lượng thi đấu.Mỗi cá nhân được đăng ký không quá 5 “cua thủ”. Cua dự thi có 3 hạng cân gồm: Trọng lượng từ 300g đến dưới 400g; từ 400g đến dưới 500g và từ 500g trở lên.Cự ly thi đấu là 5m và được thi đấu trên máng có chiều ngang 25cm và chiều cao 30cm.Trọng tài có hiệu lệnh xuất phát cho “cua thủ” đua và cua nào về đích trước được xem như thắng cuộc và được tiếp tục vào thi đấu vòng sau.Lúc thi đấu cua, chủ cua được quyền dùng tay hoặc vật dụng để sờ lên mu cua để kích thích, hỗ trợ khi cua đang đua dừng lại.Ông Tạ Hoàng Hiện, Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau thông tin: “ Giải đua cua năm nay có gần 100 con/mỗi hạng cân đã đăng ký tham gia tranh tài. Trong ngày, Ban tổ chức sẽ kết thúc và trao giải thưởng nhất, nhì, ba cho cả 3 hạng cân. Riêng ở phần thi trói cua, đơn vị huyện Năm Căn đạt giải nhất; đơn vị huyện Ngọc Hiển đạt giải nhì và đơn vị huyện Đầm Dơi đạt giải ba”.Khán giả tập trung rất đông xem các “cua thủ” thi đấu. Do diễn ra vào ngày cuối tuần nên có đông đảo người dân từ khắp nơi đổ về TP. Cà Mau theo dõi cuộc thi “độc lạ” này.Chị Nguyễn Thuỳ Châu, một trong số khán giả tại Cà Mau đứng bên đường cổ vũ đua cua cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một trò chơi dân gian đua cua mới lạ, hấp dẫn mang đậm đặc trưng của vùng đất Cà Mau. Tôi thấy vui quá trời!".Các cua thủ tranh tài quyết liệt.
Theo Ban Tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, TP. Cà Mau; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thương lái, người chuyên sản xuất cua và các khu, hộ du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau có đam mê về cua đều được đăng ký tham gia.
Quy định cua phải có nguồn gốc tại các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước phải tiếp giáp với Năm Căn, Đầm Dơi được đăng ký không hạn chế số lượng thi đấu.
Mỗi cá nhân được đăng ký không quá 5 “cua thủ”. Cua dự thi có 3 hạng cân gồm: Trọng lượng từ 300g đến dưới 400g; từ 400g đến dưới 500g và từ 500g trở lên.
Cự ly thi đấu là 5m và được thi đấu trên máng có chiều ngang 25cm và chiều cao 30cm.
Trọng tài có hiệu lệnh xuất phát cho “cua thủ” đua và cua nào về đích trước được xem như thắng cuộc và được tiếp tục vào thi đấu vòng sau.
Lúc thi đấu cua, chủ cua được quyền dùng tay hoặc vật dụng để sờ lên mu cua để kích thích, hỗ trợ khi cua đang đua dừng lại.
Ông Tạ Hoàng Hiện, Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau thông tin: “ Giải đua cua năm nay có gần 100 con/mỗi hạng cân đã đăng ký tham gia tranh tài. Trong ngày, Ban tổ chức sẽ kết thúc và trao giải thưởng nhất, nhì, ba cho cả 3 hạng cân. Riêng ở phần thi trói cua, đơn vị huyện Năm Căn đạt giải nhất; đơn vị huyện Ngọc Hiển đạt giải nhì và đơn vị huyện Đầm Dơi đạt giải ba”.
Khán giả tập trung rất đông xem các “cua thủ” thi đấu. Do diễn ra vào ngày cuối tuần nên có đông đảo người dân từ khắp nơi đổ về TP. Cà Mau theo dõi cuộc thi “độc lạ” này.
Chị Nguyễn Thuỳ Châu, một trong số khán giả tại Cà Mau đứng bên đường cổ vũ đua cua cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một trò chơi dân gian đua cua mới lạ, hấp dẫn mang đậm đặc trưng của vùng đất Cà Mau. Tôi thấy vui quá trời!".
Các cua thủ tranh tài quyết liệt.