Vào lúc 15h00 ngày 27/1, trận chung kết U23 châu Á 2018 giữa đội tuyển U23 Việt Nam và đội tuyển Uzbekistan sẽ diễn ra tại sân vận động Olympic Thường Châu (Trung Quốc).
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam vừa có dự đoán vui về tỷ số trận này qua lăng kính kinh tế. Theo đó, một vài chỉ số như GDP, dân số, thu nhập, cơ cấu kinh tế của hai nước được đem ra so sánh để tìm ra chỉ số.
Năm 2017, GDP của Uzbekistan đạt 221,7 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với Việt Nam đạt 643,9 tỷ USD. Ngoài ra, dân số Việt Nam là 95 triệu người, còn Uzbekistan là 30 triệu người. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 3,53% trong khi Uzbekistan là 13%. Tuy vậy, nợ công của Việt Nam là 62,3%GDP, cao hơn nhiều so với Uzbekistan là 15,1%GDP.
|
Tỷ số trận chung kết U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan được dự đoán vui là 2- 1 nghiên về Việt Nam. Nguồn: Đỗ Thiên Anh Tuấn. |
Cộng hòa Uzbekistan là một quốc gia không có đường bờ biển, nằm kín trong lục địa Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô Viết. Sau năm 1991, nhà nước này chia tách và có chủ quyền riêng biệt. Uzbekistan đã thay đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường đồng thời gia nhập vào Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Uzbekistan có diện tích 447.400 km2. Đây là quốc gia lớn thứ 56 trên thế giới, có chung biên giới với Kazakhstan ở phía tây và phía bắc, Kyrgyzstan và Tajikistan ở phía đông, và Afghanistan cùng Turkmenistan ở phía nam.
Là quốc gia đông dân nhất vùng Trung Á, Uzbekistan có khoảng 33 triệu người, trong đó 81,1% là người Uzbek, 5,4% là người Nga.
Trong hơn 25 năm qua, kinh tế Uzbekistan đã phát triển ở tốc độ cao, với giai đoạn kỷ lục đạt 9,8%. Năm ngoái là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia này vượt ra khỏi mức 8% và tụt xuống còn 5,3%.
Đa phần tăng trưởng GDP Uzbekistan xuất phát từ giá cả cao của những loại hàng xuất khẩu quan trọng, đặc biệt là vàng, bông và khí gas. Mặc dù đang giảm dần sự phụ thuộc vào nông nghiệp, Uzbekistan vẫn là quốc gia xuất khẩu bông lớn thứ 5 thế giới, trong khi phát triển đồng thời các nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và vàng.
Nguồn thu từ các ngành công nghiệp chủ chốt giúp chính phủ kiểm soát nền kinh tế thông qua đầu tư vào dịch vụ (chiếm 48% GDP) và công nghiệp (chiếm 40% GDP).