Mới đây, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thể hiện tham vọng lấn sân sang lĩnh vực hàng không khi bất ngờ khi ký quyết định thông qua việc thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt, với tên viết tắt là Viet Bamboo Airlines. Ảnh: Zing.Vốn điều lệ dự kiến của Viet Bamboo Airlines là 700 tỷ đồng. Số vốn này đủ để khai thác 10 máy bay nếu vận chuyển hàng không quốc tế hoặc 30 máy bay nếu chỉ khai thác nội địa. Ảnh: Vietq.Trước đó, không ít đại gia Việt cũng từng lấn sang lĩnh vực hàng không. Có thể kể đến đạ gia Hà Dũng với Indochina Airlines. Ảnh: Webtretho.Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam (nếu không tính Jetstar Pacific có phần vốn góp của Nhà nước do Vietnam Airlines đại diện). Ảnh: Khong.Được thành lập vào tháng 5/2008 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng nhưng chỉ một năm sau đó, Indochina Airlines lún sâu vào khủng hoảng do suy thoái kinh tế. Đến cuối năm 2011, Indochina Airlines ngừng cất cánh. Ảnh: VTV.Air Mekong được thành lập với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, bởi nhiều nhà đầu tư Việt Nam, trong đó người "cầm trịch" là Tập đoàn BIM (Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long) - một tập đoàn nổi tiếng tại Quảng Ninh. Ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn BIM, cũng là Chủ tịch của hàng hàng không Mê Kông. Ảnh: Ndh.Ông Đoàn Quốc Việt là doanh nhân Việt từng thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn và thương mại dịch vụ tại Ba Lan. Air Mekong chính thức cất cánh vào tháng 10/2010 và thông báo ngừng bay vào tháng 2/2013 vì lý do gặp nhiều khó khăn về kinh phí. Ảnh: Vietstock.Đại gia trẻ tuổi Trần Trọng Kiên là người tiếp quản hãng hàng không Hải Âu. Ông Trần Trọng Kiên là chủ tịch HĐQT Thiên Minh cũng là chủ sở hữu của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Ảnh: Đời sống pháp luật.Sau 2,5 năm hoạt động, đến tháng 1/2017, Hải Âu mới đầu có lãi dù trước đó hãng dự kiến hòa vốn sau 1 năm. Ảnh: Báo đầu tư.Nói về điều này, ông Kiên cho rằng đó là điều bình thường đối với một dự án được cho là khởi nghiệp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Hải Âu đã ghi dấu ấn sản phẩm du lịch của Việt Nam trên bản đồ quốc tế và là sản phẩm du lịch bằng thủy phi cơ duy nhất tại Đông Dương hiện nay. Ảnh: Báo giao thông.Lạc quan hơn, có thể nói Hải Âu là một trong 2 hãng hàng không tư nhân ở Việt Nam vẫn còn tồn tại sau 2 năm, cùng với Vietjet Air. Ảnh: iVIVU.
Mới đây, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thể hiện tham vọng lấn sân sang lĩnh vực hàng không khi bất ngờ khi ký quyết định thông qua việc thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt, với tên viết tắt là Viet Bamboo Airlines. Ảnh: Zing.
Vốn điều lệ dự kiến của Viet Bamboo Airlines là 700 tỷ đồng. Số vốn này đủ để khai thác 10 máy bay nếu vận chuyển hàng không quốc tế hoặc 30 máy bay nếu chỉ khai thác nội địa. Ảnh: Vietq.
Trước đó, không ít đại gia Việt cũng từng lấn sang lĩnh vực hàng không. Có thể kể đến đạ gia Hà Dũng với Indochina Airlines. Ảnh: Webtretho.
Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam (nếu không tính Jetstar Pacific có phần vốn góp của Nhà nước do Vietnam Airlines đại diện). Ảnh: Khong.
Được thành lập vào tháng 5/2008 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng nhưng chỉ một năm sau đó, Indochina Airlines lún sâu vào khủng hoảng do suy thoái kinh tế. Đến cuối năm 2011, Indochina Airlines ngừng cất cánh. Ảnh: VTV.
Air Mekong được thành lập với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, bởi nhiều nhà đầu tư Việt Nam, trong đó người "cầm trịch" là Tập đoàn BIM (Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long) - một tập đoàn nổi tiếng tại Quảng Ninh. Ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn BIM, cũng là Chủ tịch của hàng hàng không Mê Kông. Ảnh: Ndh.
Ông Đoàn Quốc Việt là doanh nhân Việt từng thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn và thương mại dịch vụ tại Ba Lan. Air Mekong chính thức cất cánh vào tháng 10/2010 và thông báo ngừng bay vào tháng 2/2013 vì lý do gặp nhiều khó khăn về kinh phí. Ảnh: Vietstock.
Đại gia trẻ tuổi Trần Trọng Kiên là người tiếp quản hãng hàng không Hải Âu. Ông Trần Trọng Kiên là chủ tịch HĐQT Thiên Minh cũng là chủ sở hữu của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Ảnh: Đời sống pháp luật.
Sau 2,5 năm hoạt động, đến tháng 1/2017, Hải Âu mới đầu có lãi dù trước đó hãng dự kiến hòa vốn sau 1 năm. Ảnh: Báo đầu tư.
Nói về điều này, ông Kiên cho rằng đó là điều bình thường đối với một dự án được cho là khởi nghiệp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Hải Âu đã ghi dấu ấn sản phẩm du lịch của Việt Nam trên bản đồ quốc tế và là sản phẩm du lịch bằng thủy phi cơ duy nhất tại Đông Dương hiện nay. Ảnh: Báo giao thông.
Lạc quan hơn, có thể nói Hải Âu là một trong 2 hãng hàng không tư nhân ở Việt Nam vẫn còn tồn tại sau 2 năm, cùng với Vietjet Air. Ảnh: iVIVU.