Đi chợ bằng tem phiếu: Người mua, bán lưu ý gì để không bị phạt?

Google News

Người dân không được đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly. Khách hàng đi chợ theo đúng ngày được quy định và nộp thẻ vào chợ tại cổng.

Ngày 29/7/2021, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, tập huấn Hướng dẫn Phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16.
Di cho bang tem phieu: Nguoi mua, ban luu y gi de khong bi phat?
Để giảm thiểu tối đa lượng người đi ra chợ, nhiều người dân Hà Nội đã được phát phiếu đi chợ. Ảnh: Vietnamnet 
Với hộ kinh doanh, cơ quan chức năng yêu cầu chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Các hộ kinh doanh phải ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Hộ kinh doanh cũng phải quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.
Đặc biệt, phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết.
Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu.
Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách.
Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm và bản thân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như hướng dẫn với người bán hàng.
Di cho bang tem phieu: Nguoi mua, ban luu y gi de khong bi phat?-Hinh-2
 Người mua và người bán đều phải  tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch khi đến chợ. Ảnh: Bộ Công Thương
Với khách hàng và người lao động, Bộ Y tế cho biết cần lưu ý 6 điểm trước khi đi chợ. Trong đó, lưu ý đầu tiên là không được đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.
Phải khai báo y tế hàng ngày và thực hiện 5K.
Nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng phải thông báo ngay.
Khi di chuyển đến chợ và ngược lại, khách hàng phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ quy định, hướng dẫn phòng chống dịch và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Đặc biệt, khách hàng đi chợ theo đúng ngày được quy định và nộp thẻ vào chợ tại cổng.

Đối với Đơn vị Quản lý chợ

1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch (PCD)

2. Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách công tác PCD.

3. Ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về PCD

4. Tổ chức mua hàng theo một chiều.

5. Cung cấp đầy đủ khẩu trang; yêu cầu khai báo y tế hàng ngày (mã QR điểm kiểm dịch/Bluezone/giấy); thực hiện 5k.

6. Đo thân nhiệt tại cửa chợ; bố trí biển báo quy định PCD; nước sát khuẩn tay; khu vực xếp hàng có kẻ vạch giãn cách; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ, kiểm soát mật độ người vào chợ

7. Bố trí phòng/khu vực cách ly theo quy định.

8. Bố trí khu vực giao nhận hàng hoá; khử khuẩn phương tiện giao nhận nếu cần thiết; hạn chế tiếp xúc giữa người giao và nhận hàng.

9. Không bố trí làm việc và yêu cầu không đi làm đối với người có một trong các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu mọi người tự theo dõi sức khoẻ tại nhà và báo cho đơn vị quản lý, y tế khi có một trong cac triệu chứng nghi ngờ.

10. Tại các cửa hàng, gian hàng: Thực hiện giãn cách, bố trí vách ngăn; giảm số người làm việc

11. Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy; khu vực rửa tay, nhà vệ sinh có đủ nước sạch, xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay.

12. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn.

13. Yêu cầu hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện tuân thủ các qui định, hướng dẫn về PCD.

14. Giảm số lượng người tại chợ.

15. Xử trí khi có người có các triệu chứng.

16. Truyền thông về việc thực hiện các biện pháp PCD.

17. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

Hoàng Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)