Chị Tạ Thị Tâm (46 tuổi), người trồng dâu cho hay: “Chăm sóc dâu từ lúc dâu còn nhỏ đã khó, phải thường xuyên chăm bón, những lúc thời tiết thất thường sương muối, phải tưới nước để rửa sạch sương muối đi. Nếu không chăm sóc cẩn thận trái dâu dễ mất mùa, đã thế việc hái dâu lại càng khó hơn khi phải nâng niu những thành quả sau bao ngày mình vất vả chăm bón, vì thế hái không đều tay thì sẽ bị nát quả dâu.Cao điểm mùa thu hoạch dâu, những người nông dân làng Phúc Đức đã thay nhau túc trực, thậm chí không ngủ trưa để thu hoạch cho hết những quả chín.Ông Nguyễn Xuân Sơn (50 tuổi) chủ nhân của 2 mẫu dâu chia sẻ: “Riêng nhà tôi ngày nào cũng phải trẩy dâu, không trẩy là quả đen nó rụng xuống đất hết”.Ông Nguyễn Xuân Sơn (50 tuổi) chủ nhân của 2 mẫu dâu chia sẻ: “Riêng nhà tôi ngày nào cũng phải trẩy dâu, không trẩy là quả đen nó rụng xuống đất hết”. Sở hữu 70 gốc dâu ông Sơn phải nhờ chị dâu, em họ, thậm chí còn thuê cả người hái dâu để nhanh chóng thu hoạch hết số dâu chín.Làm quần quật cả ngày trong vườn, bà Hồng (40 tuổi) – người đi làm cho ông Sơn cho biết, 70 gốc mới thu hoạch được chưa được một nửa, làm không kịp dâu chín rụng hết, giảm năng suất, hơn nữa năm nay còn mất mùa.Bà Hoan có hơn mẫu dâu cho biết:" Năm nay mất mùa, mà trồng dâu vất vả lắm. Sang năm ông, bà định thay trồng dâu bằng nhót. Mặc dù thu hoạch dâu không đến nỗi nào, nhưng ngày nào cũng đi trẩy dâu rất mệt. Ngày râm mát thì còn đỡ chứ ngày nắng gắt, ngột thở, có nhiều lúc còn bị say nắng".Bà Nguyễn thị Lệ cho biết: “Cây dâu là cây phát triển không đồng đều. Vì thế trong quá trình thu hoạch người hái dâu phải liên tục di chuyển, lúc luồn lưng, lúc cúi xuống thấp, khi lại nhún chân cao. Thế nhưng ẩn sâu những công việc tưởng chừng như đơn giản đó không phải là ai cũng hiểu được, Bác Quỳnh người có 7 sào dâu tâm sự: “Hái dâu quần quật cả ngày, tay chân mỏi ê ẩm, riêng lòng bàn tay lúc nào cũng bị nhuộm đỏ bởi nước dâu chín dây vào”.Theo Ông Phạm Ngọc Dũng trưởng hội làm vườn thôn Đức Phúc cho biết: “Việc trồng dâu đến hái dâu là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi người dân phải kiên trì. Vì không phải ai cũng đủ sức bền để làm nghề này, hái dâu là phai hái theo lượt., gốc dâu này hôm nay hái xong, ngày mai đã phải quay trở lại làm vì dâu chín rất nhanh, vì thế trồng dâu chưa bao giờ hết việc kể từ khi mùa vụ bắt đầu”.
Chị Tạ Thị Tâm (46 tuổi), người trồng dâu cho hay: “Chăm sóc dâu từ lúc dâu còn nhỏ đã khó, phải thường xuyên chăm bón, những lúc thời tiết thất thường sương muối, phải tưới nước để rửa sạch sương muối đi. Nếu không chăm sóc cẩn thận trái dâu dễ mất mùa, đã thế việc hái dâu lại càng khó hơn khi phải nâng niu những thành quả sau bao ngày mình vất vả chăm bón, vì thế hái không đều tay thì sẽ bị nát quả dâu.
Cao điểm mùa thu hoạch dâu, những người nông dân làng Phúc Đức đã thay nhau túc trực, thậm chí không ngủ trưa để thu hoạch cho hết những quả chín.
Ông Nguyễn Xuân Sơn (50 tuổi) chủ nhân của 2 mẫu dâu chia sẻ: “Riêng nhà tôi ngày nào cũng phải trẩy dâu, không trẩy là quả đen nó rụng xuống đất hết”.
Ông Nguyễn Xuân Sơn (50 tuổi) chủ nhân của 2 mẫu dâu chia sẻ: “Riêng nhà tôi ngày nào cũng phải trẩy dâu, không trẩy là quả đen nó rụng xuống đất hết”. Sở hữu 70 gốc dâu ông Sơn phải nhờ chị dâu, em họ, thậm chí còn thuê cả người hái dâu để nhanh chóng thu hoạch hết số dâu chín.
Làm quần quật cả ngày trong vườn, bà Hồng (40 tuổi) – người đi làm cho ông Sơn cho biết, 70 gốc mới thu hoạch được chưa được một nửa, làm không kịp dâu chín rụng hết, giảm năng suất, hơn nữa năm nay còn mất mùa.
Bà Hoan có hơn mẫu dâu cho biết:" Năm nay mất mùa, mà trồng dâu vất vả lắm. Sang năm ông, bà định thay trồng dâu bằng nhót. Mặc dù thu hoạch dâu không đến nỗi nào, nhưng ngày nào cũng đi trẩy dâu rất mệt. Ngày râm mát thì còn đỡ chứ ngày nắng gắt, ngột thở, có nhiều lúc còn bị say nắng".
Bà Nguyễn thị Lệ cho biết: “Cây dâu là cây phát triển không đồng đều. Vì thế trong quá trình thu hoạch người hái dâu phải liên tục di chuyển, lúc luồn lưng, lúc cúi xuống thấp, khi lại nhún chân cao. Thế nhưng ẩn sâu những công việc tưởng chừng như đơn giản đó không phải là ai cũng hiểu được, Bác Quỳnh người có 7 sào dâu tâm sự: “Hái dâu quần quật cả ngày, tay chân mỏi ê ẩm, riêng lòng bàn tay lúc nào cũng bị nhuộm đỏ bởi nước dâu chín dây vào”.
Theo Ông Phạm Ngọc Dũng trưởng hội làm vườn thôn Đức Phúc cho biết: “Việc trồng dâu đến hái dâu là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi người dân phải kiên trì. Vì không phải ai cũng đủ sức bền để làm nghề này, hái dâu là phai hái theo lượt., gốc dâu này hôm nay hái xong, ngày mai đã phải quay trở lại làm vì dâu chín rất nhanh, vì thế trồng dâu chưa bao giờ hết việc kể từ khi mùa vụ bắt đầu”.