Năm 2019, các cơ sở kinh doanh, văn phòng của chuỗi nhà hàng Món Huế đồng loạt đóng cửa, công ty sở hữu thì bị tố cáo nợ hàng chục tỷ đồng của nhà cung cấp.Xuất hiện trên thị trường từ năm 2007, nhận 30 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, Huy Việt Nam, ông chủ của chuỗi Món Huế, là cái tên đình đám trong lĩnh vực F&B một thời. Nhà đầu tư Mỹ Mark Mobius, người rót 15 triệu USD vào Huy Việt Nam, từng khẳng định "sẽ rót thêm vốn bất cứ khi nào công ty này cần", theo thông cáo báo chí được doanh nghiệp phát ra vào năm 2015.Gần cuối năm 2017, thông tin The Coffee House chính thức đưa thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất nhì Đài Loan – Tenren về Việt Nam, đã gây ra một cơn sốt ở thị trường trà sữa.Năm 2018, TCH cũng chia sẻ rằng, họ sẽ đổ khoảng 100 tỷ đồng để đạt mục tiêu có 30 đến 40 cửa hàng trong năm 2018.TCH đã gửi thông cáo báo chí về việc bắt đầu ngừng kinh doanh Tenren tại thị trường Việt Nam. Theo tiết lộ từ The Coffee House, lý do khiến họ quyết định đóng cửa Tenren là bởi ‘vẫn chưa tìm ra mô hình kinh doanh đúng’ cho thương hiệu này ở thị trường Việt Nam.Tháng 7/2016, cửa hàng cuối cùng của New York Dessert Café - NYDC đóng cửa, kết thúc hơn 7 năm kinh doanh tại thị trường Việt.Giới trẻ TP.HCM từng bị thu hút bởi đồ uống và các món tráng miệng kiểu Mỹ của chuỗi cà phê New York Dessert Café - NYDC vào giai đoạn 2009-2010. Với khoản đầu tư từ Tập đoàn SUTL (Singapore), thời điểm hoàng kim NYDC sở hữu 6 cửa hàng tại TP.HCM.Chuỗi Gloria Jean’s Coffee (Australia) cũng chung số phận với nhiều chuỗi cà phê ngoại khác khi vào Việt Nam. Mở cửa lần đầu vào năm 2006 qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, Gloria tham vọng đạt kết quả kinh doanh ở Việt Nam như từng có tại Thái Lan và Malaysia.Mang theo tham vọng lớn vào thị trường Việt nhưng các chuỗi này đều phải rời đi khi số cửa hàng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.Tháng 4/2017, cửa hàng cuối cùng tại Việt Nam trong chuỗi cà phê nổi tiếng của Australia đã đóng cửa.Coffee Bar, chuỗi cà phê nổi tiếng châu Âu, hay Coffee Bene của Hàn Quốc đều phải rời đi khi số cửa hàng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.Không chỉ các chuỗi cà phê ngoại, không ít chuỗi cà phê bản địa cũng từng là "nạn nhân" trên chính sân nhà của mình.Tháng 4/2017, các cửa hàng của The KAfe tại Hà Nội và TP.HCM đều lần lượt đóng cửa.Thành lập năm 2013, The KAfe của nhà sáng lập Đào Chi Anh từng được coi là biểu tượng của startup Việt với mô hình mới lạ. Chuỗi này từng nhận được 5,5 triệu USD vốn đầu tư từ Cassia Investment (Hong Kong).Nuôi mộng biến Phở 24 thành thương hiệu đẳng cấp thế giới nhưng cuối cùng ông chủ Lý Quý Trung vẫn quyết định bán thương hiệu này với giá 20 triệu USD.Năm 2012, Jollibee từng chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của Công ty cổ phần quốc tế Việt Thái do doanh nhân David Thái sở hữu. Việt Thái International cũng chính là chủ sở hữu chuỗi Highlands Coffee và Phở 24.
Năm 2019, các cơ sở kinh doanh, văn phòng của chuỗi nhà hàng Món Huế đồng loạt đóng cửa, công ty sở hữu thì bị tố cáo nợ hàng chục tỷ đồng của nhà cung cấp.
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2007, nhận 30 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, Huy Việt Nam, ông chủ của chuỗi Món Huế, là cái tên đình đám trong lĩnh vực F&B một thời. Nhà đầu tư Mỹ Mark Mobius, người rót 15 triệu USD vào Huy Việt Nam, từng khẳng định "sẽ rót thêm vốn bất cứ khi nào công ty này cần", theo thông cáo báo chí được doanh nghiệp phát ra vào năm 2015.
Gần cuối năm 2017, thông tin The Coffee House chính thức đưa thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất nhì Đài Loan – Tenren về Việt Nam, đã gây ra một cơn sốt ở thị trường trà sữa.Năm 2018, TCH cũng chia sẻ rằng, họ sẽ đổ khoảng 100 tỷ đồng để đạt mục tiêu có 30 đến 40 cửa hàng trong năm 2018.
TCH đã gửi thông cáo báo chí về việc bắt đầu ngừng kinh doanh Tenren tại thị trường Việt Nam. Theo tiết lộ từ The Coffee House, lý do khiến họ quyết định đóng cửa Tenren là bởi ‘vẫn chưa tìm ra mô hình kinh doanh đúng’ cho thương hiệu này ở thị trường Việt Nam.
Tháng 7/2016, cửa hàng cuối cùng của New York Dessert Café - NYDC đóng cửa, kết thúc hơn 7 năm kinh doanh tại thị trường Việt.
Giới trẻ TP.HCM từng bị thu hút bởi đồ uống và các món tráng miệng kiểu Mỹ của chuỗi cà phê New York Dessert Café - NYDC vào giai đoạn 2009-2010. Với khoản đầu tư từ Tập đoàn SUTL (Singapore), thời điểm hoàng kim NYDC sở hữu 6 cửa hàng tại TP.HCM.
Chuỗi Gloria Jean’s Coffee (Australia) cũng chung số phận với nhiều chuỗi cà phê ngoại khác khi vào Việt Nam. Mở cửa lần đầu vào năm 2006 qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, Gloria tham vọng đạt kết quả kinh doanh ở Việt Nam như từng có tại Thái Lan và Malaysia.
Mang theo tham vọng lớn vào thị trường Việt nhưng các chuỗi này đều phải rời đi khi số cửa hàng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.Tháng 4/2017, cửa hàng cuối cùng tại Việt Nam trong chuỗi cà phê nổi tiếng của Australia đã đóng cửa.
Coffee Bar, chuỗi cà phê nổi tiếng châu Âu, hay Coffee Bene của Hàn Quốc đều phải rời đi khi số cửa hàng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Không chỉ các chuỗi cà phê ngoại, không ít chuỗi cà phê bản địa cũng từng là "nạn nhân" trên chính sân nhà của mình.Tháng 4/2017, các cửa hàng của The KAfe tại Hà Nội và TP.HCM đều lần lượt đóng cửa.
Thành lập năm 2013, The KAfe của nhà sáng lập Đào Chi Anh từng được coi là biểu tượng của startup Việt với mô hình mới lạ. Chuỗi này từng nhận được 5,5 triệu USD vốn đầu tư từ Cassia Investment (Hong Kong).
Nuôi mộng biến Phở 24 thành thương hiệu đẳng cấp thế giới nhưng cuối cùng ông chủ Lý Quý Trung vẫn quyết định bán thương hiệu này với giá 20 triệu USD.
Năm 2012, Jollibee từng chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của Công ty cổ phần quốc tế Việt Thái do doanh nhân David Thái sở hữu. Việt Thái International cũng chính là chủ sở hữu chuỗi Highlands Coffee và Phở 24.